Mẹo trồng gừng tại nhà cho củ to mập, ăn quanh năm không hết

Mẹo trồng gừng tại nhà cho củ to mập, ăn quanh năm không hết.

Gừng là một cây gia vị quen thuộc với người Việt. Hãy học ngay cách trồng gừng tại nhà để sử dụng vào việc chữa bệnh và nấu nướng an toàn nhất.

Cách trồng gừng tại nhà

Hơn nữa, cách trồng gừng tại nhà còn vô cùng đơn giản. Bạn hãy học cách trồng gừng ngay bây giờ để luôn có gừng dùng cho cả nhà mà không phải chạy ra ngoài chợ.

Chọn giống gừng

Bạn nên chọn giống củ gừng nhỏ (như gừng sẻ, gừng dé), không chọn loại củ to, vì gừng củ nhỏ có vị cay thơm hơn và cây gừng có chiều cao vừa phải, không bị gãy lá.

Chọn củ gừng để trồng dày mình, nhẵn nhụi, không chọn củ bị sứt vỏ, khô héo và bỏ phần gốc của mỗi củ gừng giống.

Empty

Chuẩn bị chậu và đất trồng

Chọn chậu nhựa hay chậu sành có kích thước cao khoảng 35-40 cm, rộng 30-35 cm.

Gừng thích hợp với các loại đất tơi xốp, nhiều mùn và thoát nước tốt. Vì thế, để trồng gừng trong nhà có củ, bạn nên trộn đất sạch và đất dinh dưỡng theo tỷ lệ 2:1, hoặc trộn trấu sống, tro trấu và phân giun quế theo tỷ lệ 1:2:1.

Ngoài ra, chúng ta có thể trồng gừng ở bao tải thay vì dùng chậu nhựa hay sành. Cách trồng gừng bằng bao tải cũng giúp giống cây này phát triển rất tốt.

Các bước trồng gừng

  • Bước 1: Ngâm củ gừng vào nước và để qua đêm
  • Bước 2: Sau đó, lấy dao cắt củ gừng ra thành các đoạn nhỏ (từ 40 – 60g để đủ dinh dưỡng nuôi cây non), chú ý không cắt vào mắt gừng và loại bỏ gốc gừng không có mầm.
  • Bước 3: Lấy đất sau khi trộn đều cho vào ½ chậu nén đất vừa phải, rồi lấy 2 gừng giống vùi vào sâu cách mặt đất 2,5 – 3 cm.
  • Bước 4: Tưới nước nhẹ 2 – 3 lần/ ngày, tránh chôn sâu củ gừng giống để tránh úng nước, thối củ.

Chăm sóc cây gừng

Sau 20 ngày ươm, củ gừng sẽ ra mầm. Khi cây gừng ra nhiều lá thì tưới đẫm một ngày một lần. Giữ đất luôn đủ độ ẩm, nhất là trong giai đoạn gừng xuống củ, nhưng không quá ướt. Ngừng tưới nước sau 7 – 8 tháng, khi gừng rụng lá và sắp được thu hoạch.

Empty

Bạn nên đặt chậu cây ở ngoài hiên, hay trong phòng; thỉnh thoảng đặt chậu ra phía có ánh nắng dịu để cây quang hợp (mỗi ngày đặt cây ở nơi có ánh sáng chiếu từ 5 đến 6 giờ/ngày thì gừng sẽ cho củ nhiều hơn).

Bón lên một lớp đất hỗn hợp dầy tù 3 – 4 cm khi thấy củ gừng nhô lên. Hãy dùng phân giun quế hay các loại phân hữu cơ an toàn khác có bán trên thị trường.

Empty

Thu hoạch:

Gừng trồng khoảng 7 – 8 tháng có thể thu hoạch để lấy củ. Khiđào, bạn phải nhẹ tay tránh làm trầy củ tạo vết thương và sâu bệnh dễ xâm nhập.

xem thêm;

Thiết kế cửa trong cửa, tưởng đẹp mà khiến gia chủ lận đận, làm mãi không giàu

Thiết kế cửa trong cửa, tưởng đẹp mà khiến gia chủ lận đận, làm mãi không giàu.

Kiểu thiết kế cửa trong cửa có thể khiến nhiều người bị cuốn hút nhưng nó lại làm ảnh hưởng rất xấu đến phong thủy của cả ngôi nhà.

Thiết kế cửa trong cửa nghĩa là gì?

Phong thủy còn gọi kiểu thiết kế này là “cửa mẹ con”, “cửa lớn ôm cửa nhỏ”. Cửa bao gồm 2 phần, một phần cửa lớn (tức cửa mẹ) và một phần cửa nhỏ hơn (tức cửa con) ghép lại thành một phiến cửa hoàn chỉnh.

Trước đây, các gia đình quý tộc cho rằng nhà cao cửa rộng mới thể hiện sự sang trọng của gia đình. Vậy nên họ thường thiết kế cánh cửa chính có kích thước lớn. Tuy nhiên, tính ứng dụng trong sinh hoạt hàng ngày của cửa không cao, gây nhiều bất tiện khi đóng mở. Vì vậy, người ta nghĩ ra cách làm thêm một cánh cửa nhỏ bên cạnh cửa chính.

Cánh cửa nhỏ giúp việc đóng mở thuận tiện hơn, trẻ em hay vật nuôi cũng dễ dàng ra vào. Bên cạnh đó, nó cũng giúp người trong nhà thuận tiện quan sát tình hình bên ngoài cửa.

Tuy nhiên, về mặt phong thủy thì cửa trong cửa lại là một lỗi đại kỵ làm ảnh hưởng xấu đến gia chủ.

Ảnh hưởng của kiểu thiết kế cửa trong cửa

Gây mất cân bằng trường khí vào nhà

Tuy cùng là một bộ cửa nhưng hai cánh cửa có kích thước lớn nhỏ bất đồng khiến quá trình nạp khí vào nhà bị mất cân bằng, dẫn đến rối loạn trường khí và gây bất lợi cho người sống trong nhà.

Tình cảm vợ chồng lục đục

Theo quan niệm của người xưa “nam tả nữ hữu”, khi cánh cửa bên trái lớn hơn bên phải, gia chủ là nam trong nhà dễ nảy sinh những mối quan hệ tình cảm bất chính ngoài luồng, gia đình lục đục.

Còn nếu cửa bên trái nhỏ hơn bên phải thì người phụ nữ trong nhà dễ rơi vào tình trạng phòng đơn gối chiếc, vợ chồng xa cách.

Rối loạn thứ bậc trên dưới trong gia đình

Phong thủy quan niệm “tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ”, có nghĩa bên trái là thượng vị, có vai trò quan trọng hơn.

Trong thiết kế cửa, nếu để cửa bên trái nho hẹp, cửa bên phải rộng lớn sẽ gây rối loạn mối quan hệ chính – phụ, là điều bất lợi cho phong thủy ngôi nhà.

Gây phá tài hao của

Về mặt phong thủy, nhà riêng không nên thiết kế cửa mẹ con sẽ làm kết cấu của ngôi nhà mất cân đối. Nó cũng dẫn đến tình cảm vợ chồng bất hòa, khiến tài vận của mọi người ảnh hưởng nặng nề. Tiền bạc dễ dàng tiêu hao, rò rỉ, mất tiền mất của.

Cách hóa giải sát khí của thiết kế cửa trong cửa

Cách đơn giản nhất để hóa giải là sửa chữa lại hai phiến cửa thành một cánh cửa hoàn chỉnh có kích thước phù hợp với nhu cầu sử dụng và kết cấu của ngôi nhà.

Nếu không thể chỉnh sửa thì bạn có thể dùng một số vật phẩm phong thủy để hóa giải tạm thời như:

– Đặt một xâu tiền Ngũ đế có tác dụng hóa sát, trừ tà, vượng tài dưới bậu cửa nhỏ để bổ khí, giúp các dòng khí đi vào nhà không bị phân tán ra ngoài quá nhanh. Cách này hạn chế được tổn thất về tiền bạc, của cải đồng thời cải thiện tình cảm của các thành viên trong gia đình. Vị trí đặt các đồng xu trong xâu tiền là từ trái sang phải theo thứ tự: Thuận Trị, Khang Hi, Ung Chánh, Càn Long, Gia Khánh.

– Treo một quả hồ lô lớn sau cánh cửa chính để nhốt tà khí, sát khí.

*Thông tin chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm