Sâm cau – vị thuốc quý của mọi nhà

0
254

Với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe mà sâm cau ngày càng được sử dụng rộng rãi, dần dần trở thành vị thuốc quý của mọi nhà.

Tổng quan về cây sâm cau

Cây sâm cau là loài cây thân thảo, chiều cao từ 20 đến 30cm, có thể cao hơn. Trên thế giới, sâm cau có nhiều ở phía nam Trung Quốc, Lào và một số nước Đông Nam Á.

Ở Việt Nam, cây sâm cau được phân bố nhiều tại các vùng núi phía Bắc như Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Cao Bằng… và một số nơi có đồi núi ở Lâm Đồng.

Sâm cau là loại cây thân thảo ưa sáng, mọc hoang dã và sống được nhiều năm.

Theo Đông Y, sâm cau vị thơm nhẹ, tính ấm, tác dụng ôn bổ thận khí, tráng dương, mạnh gân cốt và điều hòa tiêu hóa. Chủ yếu điều trị liệt dương, yếu sinh lý, tiểu tiện không cầm được, chân tay, lưng lạnh.

Theo Tây Y, sâm cau tác dụng tăng cường miễn dịch, nâng cao khả năng thích nghi của cơ thể trong điều kiện thiếu ô-xy; chống oxy hóa, tăng cường khả năng thích nghi trong điều kiện khắc nghiệt, tăng cường hoạt động của tim, làm giãn mạch vành… Ngoài ra, nó còn có tác dụng như hormone sinh dục nam.

Tác dụng của cây sâm cau

Điều trị phong thấp, liệt dương, bổ thận tráng dương, lưng lạnh đau, thần kinh suy nhược.

Nguyên liệu: Sâm cau thái mỏng, sao vàng 1kg, mật ong 200ml, rượu trắng 4l.

Thực hiện: Ngâm tất cả nguyên liệu trên trong bình thuỷ tinh trong thời gian 1 tuần trở lên là có thể sử dụng được. Có thể ngâm chung Sâm cau với dâm dương hoắc và ba kích với tỷ lệ:

Sâm cau 1kg – Dâm dương hoắc 0,5kg – Ba kích 0,5kg – Mật ong 200ml – Rượu trắng 5 lít

Tất cả các vị trên ngâm chung với nhau từ 1 tháng trở lên là có thể dùng được.

Theo dân gian, khi ngâm rượu tắc kè với chim bìm bịp, người ta thường cho thêm cả sâm cau để tăng thêm tác dụng bổ thận tráng dương.

Điều trị rối loạn cương dương thể thận dương hư, người cao tuổi bị đau lưng mỏi gối.

Nguyên liệu: 250g thịt gà, 15g sâm cau, 15g dâm dương hoắc.

Thực hiện: Rửa sạch thịt gà, thái miếng vừa ăn, ướp gia vị, để nghỉ tầm 20 phút cho thấm đều. Sâm cau và dâm dương hoắc đem rửa sạch. Cho tất cả vào trong nồi đất, thêm lượng nước vừa đủ rồi hầm đến khi thịt gà chín mềm. Có thể nêm gia vị cho vừa ăn.

Khi ngâm sâm cau tươi cần chọn loại rượu có độ cao, bởi rễ sâm tươi có chứa khá nhiều nước, nếu chọn rượu nhẹ sâm rất dễ bị thối.

Chữa hen suyễn hoặc tiêu chảy

Rễ sâm cau đem phơi khô, xắt thành lát mỏng, nhỏ, rồi sao vàng. Nấu 250ml nước với 12 đến 16 gam rễ sâm cau, sắc đến khi còn 50ml. Nên uống trước bữa ăn và uống 1 lần mỗi ngày.

Chữa tê thấp, đau nhức toàn thân
Nguyên liệu: Rễ sâm cau 20g, hà thủ ô đỏ (chế đậu đen) 20g, hy thiêm thảo (cỏ đĩ) 20g. Rượu trắng 500ml.

Thực hiện: Tất cả các dược liệu đem xắt mỏng và nhỏ, ngâm với rượu trắng trong 7 đến 10 ngày (có thể ngâm càng lâu càng tốt).

Mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần 30ml trước bữa ăn.

Chữa sốt xuất huyết:

Nguyên liệu: Sâm cau 20g (sao đen), cỏ mực 12g, trắc bá diệp 10g (sao đen), chi tử 8g (sao đen).

Thực hiện: Nấu sâm cau với 600ml nước, sắc còn 200ml rồi chia làm 2 đến 3 lần uống trong ngày. Bạn nên uống trước mỗi bữa ăn.

Vũ Huyền(tổng hợp)