Củ dong được coi là một loại dược liệu quý trong Y học cổ truyền, có nhiều công dụng như an thần, thanh nhiệt và giảm áp lực. Trong Y học hiện đại, củ dong cũng được ứng dụng rộng rãi. Hãy khám phá 7 tác dụng của củ dong đối với sức khỏe trong bài viết dưới đây!
1Củ dong là gì? Thành phần dinh dưỡng của củ dong
Củ dong (Maranta arundinacea) là một loại củ có nguồn gốc từ Indonesia, sống chủ yếu trong các khu rừng nhiệt đới. Thân củ màu trắng, phình to nối liền với phần rễ dài, dạng sợi. [1]
Củ dong không chỉ được sử dụng như một loại thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày mà trong công nghiệp củ dong được chế biến thành dạng bột gọi là bột củ dong.
Thành phần dinh dưỡng trong 120g củ dong gồm:
- Calories: 78
- Carbohydrat: 16g
- Chất xơ: 2g
- Chất đạm: 5g
- Chất béo: 0g
- Phospho: 17% giá trị dinh dưỡng hằng ngày (DV)
- Vitamin B9: 102% giá trị dinh dưỡng hằng ngày (DV)
- Sắt: 15% giá trị dinh dưỡng hằng ngày (DV)
- Kali: 11% giá trị dinh dưỡng hằng ngày (DV)
Ngoài ra trong củ dong rất giàu protein, cứ 120g củ dong sẽ chứa 5g protein.
Củ dong rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là protein
2Ăn củ dong có tốt cho sức khỏe không?
Các nghiên cứu cho thấy củ dong là nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, ít calo và không chứa gluten. Đặc biệt, củ dong còn mang lại nhiều lợi ích đối với những người mắc bệnh tiểu đường và rối loạn tiêu hóa. [2]
3Củ dong có tác dụng theo Y học hiện đại
Giảm cân
Củ dong có chứa 32% tinh bột kháng tiêu hóa – một loại carbohydrate không bị phân hủy thành đường trong quá trình tiêu hóa và không được hấp thu ở ruột non. Từ đó giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, hạn chế cảm giác thèm ăn và dẫn đến giảm cân.
Một nghiên cứu ở 20 người trưởng thành đã chỉ ra rằng những người dùng thực phẩm có chứa 48 gam tinh bột kháng tiêu đã tiêu thụ lượng calo thấp hơn đáng kể trong 24 giờ so với nhóm đối chứng. [1]
Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng củ dong ít calo hơn và giàu protein hơn so với các loại rau củ khác như khoai tây, khoai mỡ và sắn. Điều này có thể hỗ trợ việc kiểm soát cân nặng và cải thiện tiêu hóa. [3]
Củ dong chứa tinh bột kháng tiêu hóa giúp giảm cân hiệu quả
Hỗ trợ điều trị tiêu chảy
Trong một nghiên cứu kéo dài một tháng, 11 người mắc bệnh tiêu chảy đã uống 10 mg bột củ dong ba lần mỗi ngày và ít gặp phải tiêu chảy và đau bụng hơn. Hàm lượng tinh bột cao của củ dong có thể là nguyên nhân, giúp tăng kích thước và độ đặc của phân, làm giảm tần suất đi cầu. [4]
Ngoài ra, nó cũng có thể giúp cơ thể bạn hồi phục mất nước. Theo WHO, nghiên cứu trên động vật chỉ ra rằng nước củ dong giảm tỷ lệ tiêu chảy hiệu quả hơn giải pháp bù nước.
Củ rong có tác dụng điều trị tiêu chảy và hội chứng ruột kích thích
Tăng cường hệ miễn dịch
Củ dong giàu tinh bột kháng giúp nuôi dưỡng hệ vi khuẩn có lợi sống trong đường ruột. Khi những vi khuẩn này được củng cố chúng sẽ tăng cường sản xuất vitamin và hấp thu các chất khoáng quan trọng có lợi cho hệ miễn dịch.
Một nghiên cứu thực hiện trên những con chuột được cho ăn bột củ dong trong 14 ngày cho thấy sự tăng đáng kể của nồng độ globulin miễn dịch A, G, M trong máu. Đây chính là những kháng thể khác nhau bảo vệ bạn tránh khỏi những ảnh hưởng xấu của vi sinh vật gây bệnh. [5]
Củ dong giúp tăng nồng độ kháng thể, cải thiện hệ thống miễn dịch
Phù hợp với chế độ ăn không chứa gluten
Các nghiên cứu cho thấy củ dong là thực phẩm hữu ích cho những người nhạy cảm với gluten hoặc những người mắc bệnh celiac bởi trong thành phần củ dong không chứa gluten tự nhiên. [2]
Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng củ dong có thể cải thiện hương vị và kích thích cảm giác ngon miệng của các sản phẩm không chứa gluten khác nhờ lượng tinh bột kháng tiêu hóa trong củ dong.
Do vậy, bạn có thể sử dụng bột củ dong như một nguyên liệu thay thế các loại bột khác như bột lúa mì và lúa mạch để chế biến các món nướng trong bữa ăn hằng ngày.
Củ dong là một trong những thực phẩm không chứa gluten
Cải thiện sức khỏe tiêu hóa
Các nghiên cứu chỉ ra rằng củ dong là một nguồn thực phẩm lành mạnh, dễ tiêu hóa, không chứa gluten và ít calo mang lại rất nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa ở người lớn và trẻ em. Ăn đủ chất xơ có thể tăng cường nhu động ruột, giúp duy trì sức khỏe đường ruột và ngăn ngừa táo bón. [2]
Củ dong rất giàu chất xơ mang lại lợi ích cho hệ tiêu hóa ở người lớn và trẻ em
Kiểm soát bệnh tiểu đường
Theo một nghiên cứu năm 2017, củ dong luộc có chỉ số đường huyết (GI) là 14 – một lựa chọn tốt cho người mắc bệnh tiểu đường vì giúp kiểm soát lượng đường trong máu. [4]
Hiện nay lợi ích của bột củ dong hiện đang được các nhà nghiên cứu xem xét như một thành phần trong đồ ăn nhẹ cho những người mắc bệnh tiểu đường.
Củ dong đã được chứng minh là có lợi đối với những người mắc bệnh tiểu đường
Hỗ trợ trị chứng bệnh tắc nghẽn động mạch vành
Kết quả khảo sát một số nghiên cứu về lợi ích của củ dong cho thấy chúng mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh tắc nghẽn động mạch vành, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch.
Củ dong mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh tắc nghẽn động mạch vành
4Củ dong có tác dụng theo Y học cổ truyền
Theo Đông y củ dong có tính mát, vị nhạt và hơi ngọt, đem lại nhiều công dụng như: an thần, thanh nhiệt, giáng áp và lợi thấp. Lá của dược liệu có khả năng làm dịu và giảm kích thích. [6]
Củ dong có công dụng an thần, thanh nhiệt, giáng áp và lợi thấp
5Liều dùng của củ dong
Lá dong không chỉ sử dụng để gói bánh mà còn được sử dụng để chữa bệnh bằng cách vắt lấy nước, sắc uống hoặc giã nát sau đó đắp trực tiếp lên da. Liều dùng thông thường: 100 – 200g/ ngày (dược liệu tươi). [7]
Củ dong có thể dùng dưới dạng sắc, hãm hoặc sử dụng trực tiếp. Liều dùng phụ thuộc vào bộ phận của cây: 15-20g/ ngày đối với rễ và 10-15g/ ngày nếu dùng hoa. [6]
6Cách sử dụng củ dong đúng cách an toàn và hiệu quả
Củ dong là thực phẩm rất thích hợp cho người ăn chay và những người theo chế độ ăn không chứa gluten. Loại củ này có thể được sử dụng dưới dạng tươi hoặc dạng bột.
Người ta có thể sử dụng nó giống như bột bắp để làm đặc các công thức nấu ăn và tạo độ bóng cho thực phẩm. Đặc biệt, vì không làm thay đổi màu sắc hoặc cấu trúc của thực phẩm, nên nó rất phù hợp để sử dụng trong các loại thạch và nhân trái cây.
Nghiên cứu chỉ ra rằng củ dong có hàm lượng amylose cao và có khả năng hút nước tốt. Do đó bột củ dong được sử dụng để thay thế cho bột mì, bột ngô hoặc chất làm đặc cho nước sốt, bánh pudding và thạch, cũng như một thành phần trong các món nướng như bánh quy và bánh ngọt. [4][2][8]
Củ dong có thể được dùng trong mỹ phẩm nhờ có khả năng hấp thụ dầu. Một số ứng dụng phổ biến như:
- Dầu gội khô: Massage bột củ dong vào da đầu để làm sạch tóc mà không cần dùng đến nước.
- Tạo chất khử mùi: Trộn bột củ dong, dầu dừa và baking soda với tỉ lệ bằng nhau để tạo thành hỗn hợp khử mùi.
- Chất thay thế bột talc hoặc làm phấn cho em bé: Bột củ dong có tác dụng giữ ẩm da và giúp làn da trở nên mịn màng.
Tuy nhiên những ứng dụng này cần được nghiên cứu thêm để đảm bảo tính khoa học.
7Một số bài thuốc có sử dụng củ dong
Lưu ý rằng trước khi sử dụng bất kì loại thảo dược hoặc dược liệu nào khác để chữa trị bệnh, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế hoặc bác sĩ y học cổ truyền. Đồng thời, tìm hiểu về cách sử dụng các loại dược liệu và liều lượng cụ thể để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Bài thuốc chữa ngộ độc
- Chuẩn bị: 50g đọt lá dong.
- Thực hiện: Đọt lá rong đem rửa sạch, để ráo, sau đó giã nát và thêm nước vào. Gạn lấy phần nước uống 2-3 lần giúp giải độc hiệu quả. [7]
Sử dụng đọt lá rong có thể chữa ngộ độc
Bài thuốc chữa ngộ độc rượu và say rượu
- Chuẩn bị: 100-200g lá dong.
- Thực hiện: Lá dong rửa sạch, ngâm với nước muối để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, sâu và ký sinh trùng bám trên lá. Sau đó giã nát và vắt lấy nước uống. [7]
Vắt nước lá dong uống có thể chữa ngộ độc rượu và say rượu
Bài thuốc trị rắn cắn
- Chuẩn bị: Lá dong non.
- Thực hiện: Nhai lá dong, nuốt nước rồi lấy phần bã đắp trực tiếp lên vết cắn. tuy nhiên để đảm bảo an toàn ngay sau khi sơ cứu bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và xử lý kịp thời.
Dùng bã lá rong non đắp ngoài da có thể sơ cứu vết rắn cắn
Bài thuốc chữa vết thương chảy máu
- Chuẩn bị: 100g lá dong.
- Thực hiện: Lá dong đem rửa sạch, giã nát và đắp trực tiếp lên vết thương, sau đó dùng băng cố định lại.
Lá dong giã nát có thể chữa trị vết thương chảy máu
Bài thuốc chữa rối loạn tiêu hóa và đi ngoài nhiều lần
- Chuẩn bị: Lá dong khô.
- Thực hiện: Lá dong đem đốt tồn tính tức là không đốt cháy thành tro hoàn toàn. Sau đó lấy phần vừa đốt uống cùng nước sôi để nguội, mỗi ngày 2-3 lần.
Lá rong khô có thể chữa rối loạn tiêu hóa và đi ngoài nhiều lần
Bài thuốc chữa hen suyễn
- Chuẩn bị: Phần thân chính của cây (phần gốc cây).
- Thực hiện: Thái phần thân thành từng lát mỏng, sau đó sao vàng hạ thổ và sắc lấy nước uống vài lần sẽ có hiệu quả.
Sắc lấy nước uống phần thân chính của cây có thể chữa hen suyễn
Bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm gan cấp
- Chuẩn bị: 60-90g rễ khoai riềng tươi.
- Thực hiện: Rễ đem rửa sạch, thái lát nhỏ và đun sôi lấy nước uống. Để đạt được hiệu quả điều trị nên uống liên tục nhiều tuần. [9]
Rễ khoai riềng tươi có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan cấp
8Các chất có thể thay thế cho bột củ dong
Nếu trong trường hợp hết bột củ dong thì bạn cũng đừng lo lắng bởi bột củ dong có thể được thay thế bởi các loại bột không chứa gluten sau: [1]
- Bột ngô: Nếu bạn muốn sử dụng bột ngô để thay thế bột củ dong thì cứ 5g củ dong tương đương với 8g bột ngô.
- Bột sắn: Đây là loại bột không chứa gluten có hương vị tương tự như củ dong. Cứ 2,5g củ dong sẽ tương đương với 8g bột sắn.
- Bột khoai tây: Trong củ dong và tinh bột khoai tây đều chứa lượng amylose tương tự nhau – một hợp chất tinh bột hoạt động như chất làm đặc. Chính vì vậy, bột khoai tây có thể dùng để thay thế cho bột củ dong với liều lượng 5g củ dong tương ứng với 2,5g bột khoai tây.
- Bột gạo: Củ dong và bột gạo đều có hàm lượng carbohydrat giống nhau nhưng hàm lượng tinh bột trong bột gạo cao hơn, do đó khi sử dụng bột gạo để thay thế cho bột củ dong nên sử dụng một nửa.
Bột củ dong có thể được thay thế bởi các loại bột không chứa gluten khác
9Lưu ý khi sử dụng củ dong
Mặc dù củ dong mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người, tuy nhiên để sử dụng củ dong an toàn và hiệu quả bạn nên lưu ý một số điểm sau: [6]
- Một số bài thuốc từ củ dong chỉ mang tính chất tham khảo, chưa được xác thực về tính hiệu quả. Do vậy bạn không nên quá lạm dụng hay phụ thuộc vào bài thuốc.
- Những đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai và cho con bú, người có tình trạng sức khỏe đặc biệt nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các bài thuốc từ thảo dược thiên nhiên.
- Thông tin về dược liệu củ dong trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng hay bài thuốc này, vui lòng liên hệ bác sĩ khoa y học cổ truyền để được giải đáp.
Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về củ dong và những công dụng tuyệt vời của loại củ này đối với sức khỏe. Hãy chia sẻ để mọi người cùng biết đến nhé!