Cây cam thảo đất vị thuốc nam quen thuộc trong y học cổ truyền với nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe điển hình như thanh nhiệt, giải độc, tăng sức đề kháng, chữa ho, giảm đau họng…..Vậy thực hư tác dụng của nó ra sao? Sử dụng cam thảo đất thường xuyên có nên không? Hãy cùng tìm hiểu lời giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.
Cam thảo đất dược liệu quý trong dân gian
Đặc điểm cây cam thảo đất
Cam thảo đất là cây gì?
Cam thảo đất còn được gọi với tên khác cây cam thảo nam, chúng có tên khoa học là Seoparia Dulcis L. Là cây thuộc họ thân mềm với chiều cao trung bình từ 30 – 80cm cùng với đó là một vài đặc điểm nhận dạng cơ bản sau:
- Rễ cây nhỏ hình trụ, có màu nâu đỏ nhạt.
- Phần thân cây non có nhiều khía dọc
- Lá cao thảo đất: Lá mọc đơn, phiến lá có hình trứng, có răng cưa ở viền lá.
- Hoa cam thảo đất: Hoa mọc ở các nách lá, mỗi nách lá sẽ có từ 4 – 8 hoa nhỏ.
- Quả cam thảo đất hình cầu, màu nâu, phần bên trong quả có nhiều hạt nhỏ.
Bộ phận sử dụng
Tất cả các bộ phận của cây cam thảo nam đều được tận dụng làm thuốc chữa bệnh. Cây sau khi thu hoạch sẽ được sơ chế, rửa sạch sau đó phơi khô và điều chế thành thuốc bằng nhiều cách khác nhau.
Thành phần hóa học
Đặc trưng với vị đắng cùng với đó là các hoạt chất nổi bật allicin, axit silicic, ancaloit. Bên cạnh đó thân và rễ cũng chứa một vài thành phần hóa học khác như scopaliel, glucose, mannitol, B-sitosterol, mannitol….
Tác dụng của cây cam thảo đất
Cam thảo đất có tác dụng gì? Là thảo dược quý trong dân gian do đó ngoài việc chữa ho, tăng sức đề kháng thì nó còn mang tới nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, cụ thể:
Với y học hiện đại
- Công dụng giảm đường trong máu đồng thời ổn định đường huyết bởi thành phần có chứa hoạt chất Amellin. Bên cạnh đó, Amellin khi đi vào cơ thể sẽ giúp chất xơ hòa tan nhanh chóng hơn, thúc đẩy hoạt động tiêu hóa protein đồng thời làm vết thương mau lành.
- Với hàm lượng morphin, cocaine mang đến công dụng giảm đau, ổn định huyết áp cho người bị cao huyết áp, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh…..
- Thêm vào đó, cam thảo đất còn chứa lượng nhỏ maniol và dulciol giúp thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu….
Cam thảo đất vị thuốc được sử dụng trong đông y và tây y
Với y học cổ truyền
Trong đông y, cam thảo đất đặc trưng bởi vị đắng tính ngọt mát mang đến một vài tác dụng nổi bật như:
- Tốt cho người bị tiểu đường
- Thanh nhiệt, giải độc, mát gan
- Tốt cho hệ tiêu hoá
- Giảm cảm.
Bài thuốc dân gian từ cam thảo đất
Cam thảo nam có tác dụng gì? Ngoài những tác dụng trên cam thảo nam còn được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian, nổi bật có thể kể tới một vài bài thuốc dưới đây:
Bài thuốc chữa cảm cúm
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Cây cam thảo đất: 30g
- Rau bạc hà + rau diếp cá: 9g
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu mua về sơ chế, rửa sạch
- Cho toàn bộ dược liệu vào nồi sắc cùng nước lọc.
Lưu ý: để tăng hiệu quả chữa bệnh bạn có thể kết hợp cam thảo đất với sài hồ, uất kim, rau kinh giới…..
Bài thuốc chữa dị ứng, phát ban
Chữa bệnh ngoài da cũng là công dụng nổi bật nhất của cây cam thảo nam. Để thực hiện bài thuốc này rất đơn giản, người bệnh chỉ cần làm theo các bước cơ bản sau:
- Chuẩn bị: cam thảo đất ké đầu ngựa, lá mã đề, kim ngân hoa mỗi vị 20g.
- Sơ chế nguyên liệu vừa chuẩn bị rồi sắc thành thuốc.
- Nước thuốc thu được uống hết trong ngày, duy trì đều đặn trong vòng 2 – 3 tuần sẽ thấy da được cải thiện.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh lỵ trực trùng
Nguyên liệu:
- 30g cam thảo đất
- Rau má, lá rau muống, địa liền mỗi loại 30g
Cách làm đơn giản chỉ cần sắc các vị thuốc trên, nước thuốc thu được uống hết trong ngày. Thực hiện bài thuốc trong khoảng 1 tháng sẽ thấy bệnh có tiến triển tích cực.
Bài thuốc chữa sốt phát ban
Chuẩn bị:
- Cam thảo đất, cây nhọ nồi, sài đất mỗi loại 15g
- 12g trắc bá
- 20g củ sắn dây
Tất cả nguyên liệu trên sơ chế, rửa sạch sắc thành thuốc uống mỗi ngày 1 thang.
Uống nước cây cam thảo đất + các vị thuốc khác có thể cải thiện ho, cúm, sốt phát ban
Bài thuốc chữa kiết lỵ
Chuẩn bị:
- Cam thảo đất + lá mơ lông mỗi thứ 15g
- Cỏ seo gà 20g
Sắc toàn bộ vị thuốc trên với nước lọc, phần thuốc thu được uống trong ngày. Nên uống sau bữa ăn và hạn chế uống vào buổi tối vì thuốc có thể gây mất ngủ.
Bài thuốc chữa mụn sưng tấy
Da mụn khiến bạn tự tin xuất hiện trước đám đông? Đừng lo lắng, để cải thiện làn da mụn ngay tại nhà rất đơn giản bạn có thể áp dụng ngay bài thuốc với cam thảo đất như sau:
Nguyên liệu: cam thảo đất, sài đất, kim ngân hoa mỗi vị thuốc 20g
Sắc nguyên liệu vừa chuẩn bị thành thuốc, uống mỗi ngày 1 thang. Đối với bài thuốc này bạn có thể dùng cam thảo nam tươi hoặc khô.
Bài thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp
Nguyên liệu cần có:
- Cam thảo đất, lá sen mỗi loại 15g
- Tầm gửi, mạch môn, bạch truật, sinh khương: 10g
- Đỗ trọng: 12g
Sắc vị thuốc vừa chuẩn bị trên và uống hàng ngày sẽ thấy huyết áp dần ổn định.
Bài thuốc chữa viêm họng hạt
Chữa viêm họng hạt là một trong những công dụng nổi bật của cây cam thảo đất là không phải ai cũng biết. Thực hiện bài thuốc cần chuẩn bị:
- 30g cam thảo đất
- 15g rau diếp cá
- 9g lá bạc hà
Rửa sạch nguyên liệu trên, tiếp theo giã hoặc xay nhuyễn. Lọc bã lấy nước, chia thuốc thành 3 lần uống mỗi ngày sau 7 – 10 ngày tình trạng đờm, mủ, sưng viêm sẽ giảm đi nhanh chóng.
Bài thuốc hỗ trợ cải thiện tình trạng tiểu không thông
Chuẩn bị:
- Cam thảo đất: 15g
- Mã đề, râu ngô: 12g
Sắc thuốc với nguyên liệu trên mỗi ngày 1 thang sẽ giảm bớt tình trạng tiểu không thông đồng thời hỗ trợ điều trị viêm tuyến tiền liệt ở nam giới.
Có nên sử dụng cam thảo đất thường xuyên
Có nên dùng cam thảo đất liên tục trong nhiều ngày? Tác hại của cây cam thảo đất là gì? Dù được biết tới là “thần dược” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe tuy nhiên nó vẫn chứa nhiều độc tố gây hại. Đặc biệt trong thành phần của cây có chứa glycyrrhizin, đây là hoạt chất có vị ngọt gấp 50 lần so với đường saccarozơ.
Sử dụng cam thảo đất với liều lượng vừa đủ để tránh tác dụng phụ
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra độc tố của loại hoạt chất này khi chúng đi qua đường miệng vào cơ thể, cụ thể:
- Với trọng lượng từ 5g/kg hoạt chất này có thể gây tử vong ở chuột.
- Nếu dụng nhỏ hơn 6mg/kg trong 1 ngày sẽ không gây bất cứ ảnh hưởng nào, nếu liều lượng này tăng lên 1g/kg sẽ thấy chuột có một vài biểu hiện như tăng huyết áp, khát nước, tổn thương tim và thận.
Chính vì thế khi chúng ta dùng quá nhiều cam thảo đất trong ngày có thể dẫn tới:
- Giảm kali trong máu
- Tăng huyết áp
- Rối loạn nhịp tim
- Rối loạn cơ
- Biểu hiện sẽ rõ hơn đối với bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến gan.
Ngoài những tác hại vừa nêu thì những đối tượng sau nên hạn chế sử dụng cam thảo nam liên tục trong nhiều ngày hoặc không nên dùng quá liều, chỉ nên dùng với liều lượng cho phép từ 2 – 9g/ngày:
- Nam giới trong độ tuổi sinh sản: nồng độ testosterone ở nam giới sẽ giảm khi uống nước cây cam thảo đất liên tục với liều lượng ~8g/ngày từ đó gây ảnh hưởng chức năng sinh lý. Không những vậy nó còn gây phù nề toàn thân, tăng huyết áp, giảm hệ miễn dịch…..
- Phụ nữ đang cho con bú: các chị em vừa sinh, đang cho con bú bằng sữa mẹ nếu sử dụng thảo dược này sẽ gây ít sữa, thậm chí là mất sữa hoàn toàn.
- Người bị táo bón.
- Người mắc bệnh gan, thận khi sử dụng cam thảo đất có thể gây phù nề, tiểu ít…..
- Người bị ho, khó thở, viêm phổi mạn tính.
- Người bị tăng huyết áp.
Lưu ý khi dùng cam thảo đất
Sử dụng cam thảo đất đạt hiệu quả như mong muốn người bệnh cần lưu ý một vài yếu tố sau:
- Là dược liệu tốt cho sức khỏe có thể uống giống như trà bình thường nhưng chỉ nên dùng với liều lượng vừa phải.
- Nên tham khảo ý kiến bác sĩ đông y trước khi muốn sử dụng
- Tác dụng của thuốc nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Nhìn chung cây cam thảo đất đem đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe tuy nhiên không nên sử dụng thường xuyên bởi nó có thể gây tác dụng phụ không mong muốn. Và để có sức khỏe tốt nhất đừng quên chăm sóc bản thân cũng như chủ động đi khám định kỳ hàng năm để sớm phát hiện dấu hiệu bất thường, qua đó tìm ra phương pháp điều trị đúng đắn và kịp thời.