Ăn dưa cà muối có thực sự tốt hay không?

0
101

Dưa cà muối là một kỹ thuật bảo quản thực phẩm đã có từ lâu đời nay. Mọi người có thể làm dưa cà muối từ hầu hết mọi loại thực phẩm nhưng hầu hết với nhiều người, dưa muối thường được làm là dưa cà muối. Đây là hình thức bảo quản một số dưa chua trong nước muối lên men có chứa vi khuẩn có lợi.

Dưa chua lên men mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn các loại dưa chua khác. Tuy nhiên, ngay cả dưa cà chưa lên men cũng rất giàu vitamin như vitamin K và vitamin A. Vậy ăn dưa cà muối có tốt không? Các bạn hãy đọc tiếp bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về những lợi ích sức khỏe của dưa muối, cũng như cách làm dưa cà muối tại nhà.

Nhiều người có thể đã từng nghe nói về những lợi ích liên quan đến sức khỏe của dưa cà muối và nước dưa chua. Dưa chuột muối chua có thể giúp giảm cân, hỗ trợ điều chỉnh đường huyết hoặc thậm chí là ngăn ngừa ung thư. Tuy nhiên các nhà khoa học cũng đưa ra những cảnh báo về hàm lượng natri cao có thể làm tăng nguy cơ un g thư dạ dày ở những người ăn quá nhiều dưa cà muối.

Về nguồn gốc, dưa chuột có nguồn gốc từ Ấn Độ, nơi chúng đã được ăn từ trước khi lịch sử viết về chúng. Christopher Columbus đã mang dưa chuột đến châu Mỹ vào thế kỷ 15. Trong khi đó, người ta bắt đầu ngâm chúng cách đây khoảng 4.000 năm như một cách để bảo quản và kéo dài thời hạn sử dụng để vận chuyển.

1. Hàm lượng dinh dưỡng của dưa cà muối

Tùy thuộc vào loại dưa muối mà các thông tin về dinh dưỡng có thể khác nhau rất nhiều, nhưng hầu như tất cả các loại dưa chua đều rất giàu Natri. Thông thường, trong 35 gram dưa chua, dưa cà muối, dưa leo chứa một số chất dinh dưỡng với hàm lượng như sau:

  • Năng lượng: 4 Kcal.
  • Carbohydrate: 0,8 gram.
  • Chất xơ: 0,3 gram.
  • Natri: 283 miligram.
  • Chất đạm: 0,2 gram.
  • Đường: 0,4 gram.

Đây là thông tin về dinh dưỡng do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ kết hợp với Phòng Nghiên cứu nông nghiệp, Phòng thí nghiệm dữ liệu Dinh dưỡng phối hợp công bố.
Hầu như tất cả các loại dưa chua đều rất giàu Natri.

2. Dưa chua có được lên men không

Lên men là một trong những phương pháp phổ biến nhất để ngâm chua, nhưng không phải tất cả các loại dưa chua đều được lên men. Khi rau và trái cây lên men, vi khuẩn lành mạnh sẽ phân hủy đường một cách tự nhiên. Quá trình này tạo ra vị chua của dưa chua lên men. Các vi khuẩn tốt trong dưa chua sẽ phân hủy đường lactose. Những vi khuẩn này, còn được gọi là men vi sinh, hỗ trợ bảo quản thực phẩm và có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Khi dưa chua không lên men, giấm sẽ làm cho dưa chua bị rối. Bản thân giấm được sản xuất thông qua quá trình lên men, nhưng chỉ những loại giấm còn nguyên và chưa được khử trùng, chẳng hạn như giấm táo thô, mới giữ lại các phần của môi trường, nơi cung cấp vi khuẩn tốt đó. Hầu hết các loại dưa chua được bày bán trong các cửa hàng tạp hóa là dưa chua ngâm giấm, chưa lên men. Trong những trường hợp này, dưa chuột được ngâm cùng giấm và gia vị. Dưa muối chua cũng có thể được làm ở nhà một cách tương đối dễ dàng.

3. Những lợi ích sức khỏe của dưa cà muối

Ăn những thực phẩm lên men được chứng minh là mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người, từ kháng insulin đến giảm tình trạng viêm. Dưa cải bắp, một trong những loại thực phẩm lên men phổ biến nhất trên toàn thế giới, đã được chứng minh là có lợi ích phòng chống un g thư. Việc ăn dưa chua thường xuyên cũng có thể làm giảm nguy cơ béo phì. Dưa chua lên men cũng chứa nhiều vi khuẩn có lợi được gọi là probiotics, rất quan trọng đối với sức khỏe đường ruột.

Dưa cà muối không được lên men vẫn mang lại lợi ích nhờ hàm lượng giấm, gia vị và dưa chuột có trong đó. Thậm chí hiện nay, uống nước ép dưa chua đã trở thành một xu hướng vì những lợi ích liên quan đến phòng ngừa chuột rút cơ, giảm cân, đái tháo đường,… mà chúng mang lại. Nước dưa chua cũng là món khoái khẩu của những người theo chế độ ăn ketogenic, những người có thể cần bổ sung nhiều natri hơn để cân bằng điện giải trong cơ thể.

Dưa cà muối làm tăng hàm lượng chất chống oxy hóa gọi là beta – carotene. Các chất chống oxy hóa tự nhiên được tìm thấy trong tất cả các loại trái cây và rau quả giúp trung hòa các gốc tự do. Các gốc tự do là những hóa chất không ổn định hình thành tự nhiên trong cơ thể và có liên quan đến các vấn đề như bệnh tim và ung thư. Bất kỳ thực phẩm nào được chế biến dưới nhiệt độ cao cũng có thể phá vỡ các chất dinh dưỡng nhạy cảm với nhiệt, bao gồm cả chất chống oxy hóa. Dưa rau sống và trái cây giúp bảo tồn thành phần các chất có khả năng chống oxy hóa của chúng.

Một số vận động viên sử dụng nước dưa chua sau khi tập thể dục để nhanh chóng thay thế các chất điện giải bị mất. Một nghiên cứu cho thấy nước ép dưa chua có thể có tác dụng tốt hơn một chút so với nước để giảm tình trạng chuột rút trong khi chơi thể thao. Ngoài ra, nước dưa chua, đặc biệt là giấm, có thể giúp giữ lượng đường trong máu của bạn luôn ở mức ổn định. Điều đó có thể có lợi cho những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Dưa chua lên men cũng chứa nhiều vi khuẩn có lợi được gọi là probiotics, rất quan trọng đối với sức khỏe đường ruột.

4. Natri trong dưa cà muối

Trắc nghiệm: Muối trong thực phẩm, natri, huyết áp và sức khỏe của bạn

Muối, natri là chất khoáng cần thiết cho cơ thể để duy trì hoạt động ổn định. Tuy nhiên, chế độ ăn thừa muối có nguy cơ cao dẫn tới các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Cùng làm bài trắc nghiệm sau đây để hiểu hơn về những ảnh hưởng của các khoáng chất này tới huyết áp và sức khỏe bạn thế nào nhé.

Một nhược điểm lớn của dưa cà muối là chúng chứa quá nhiều muối. Chỉ cần một quả dưa chua lớn đã chứa tới hơn 2/3 lượng natri khuyến nghị mà một người trưởng thành trung bình nên có cho cả ngày. Quá nhiều muối trong chế độ ăn uống có thể làm tăng huyết áp, từ đó làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ, tiểu đường và bệnh thận. Natri cũng có thể làm mất canxi từ xương. Điều đó có thể làm suy yếu xương và làm tăng nguy cơ gãy xương.

Trong hầu hết các công thức muối dưa cà luôn cần thêm muối và muối chiếm khoảng 5% hàm lượng. Một bát nhỏ dưa chua chứa khoảng 600 mg natri, tức là nhiều hơn hơn 1/4 giới hạn khuyến nghị hàng ngày. Ngoài việc là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết những người bị cao huyết áp, thực phẩm ngâm chua quá mặn có thể khiến nguy cơ bị ung thư dạ dày tăng cao hơn. Một nghiên cứu tiến hành năm 2015 đã chứng minh được rằng thực phẩm nhiều muối có liên quan đến nguy cơ ung thư dạ dày, cùng với sử dụng bia và rượu mạnh. Một cách để kiểm soát lượng natri trong dưa chua là rửa chúng dưới vòi nước sạch trước khi tiến hành chế biến.

Một nhược điểm lớn của dưa cà muối là chúng chứa quá nhiều muối.

5. Cách muối dưa chua

Ướp muối, bằng cách lên men hoặc ngâm nước muối, đã được sử dụng hàng ngàn năm để bảo quản thực phẩm sau khi được thu hoạch. Thông thường, các công thức muối chua bao gồm muối, giấm trắng và một số loại gia vị khác, chẳng hạn như thì là và hạt mù tạt.

Ở các vùng của châu Á, dầu cũng được sử dụng nhiều trong muối dưa chua. Trong khi dưa chuột phổ biến nhất ở Bắc Mỹ, tất cả các loại trái cây và rau quả, và thậm chí cả thịt, đều được ngâm chua. Người dân ở những nơi này còn có thể muối dưa chuột, cà rốt, súp lơ, củ cải đường, bắp cải,… Tất cả những gì cần làm là đổ giấm và nước muối nóng lên trên, để nguội, đậy nắp và để ngâm chúng vài ngày trong tủ lạnh. Dưa chua tự làm mang những hương vị rất riêng và dễ ăn. Nếu không nhạy cảm với muối và không bị cao huyết áp, bạn hoàn toàn có thể tự làm cho mình một bình dưa muối để tận hưởng những lợi ích sức khỏe và hương vị độc đáo mà chúng mang lại.

Dưa cà muối riêng và tất cả các loại dưa muối nói chung, ngoài việc sở hữu hương vị đặc biệt, thích hợp để ăn kèm với các loại thực phẩm khác, còn mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho con người. Dưa muối chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất trong nước muối ngâm giấm của chúng cũng như là nguồn bổ sung chất chống oxy hóa tuyệt vời, có thể trung hòa các gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch. Nhược điểm lớn nhất của dưa chua là chứa quá nhiều Natri. Tuy nhiên điều này hoàn toàn có thể được loại bỏ nếu dưa được rửa sạch trước khi chế biến.

Nguồn tham khảo: healthline.com, webmd.com