Làm sạch thớt mốc nên chần nước sôi hay phơi nắng?

0
237

Khi thấy thớt có dấu hiệu bị mốc, bạn cần nhanh chóng làm sạch để đảm bảo vệ sinh.

Thớt là vật dụng nhà bếp được sử dụng thường xuyên. Tuy nhiên, do môi trường ẩm ướt, các vụn thức ăn còn sót lại có thể tạo môi trường cho nấm mốc phát triển.

Khi thấy thớt mốc, bạn cần nhanh chóng vệ sinh để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.

Làm sạch thớt mốc nên chần nước sôi hay phơi nắng?

– Chần thớt qua nước sôi có ưu điểm gì?

Chần qua nước sôi là một biện pháp hữu ích trong việc tiệt trùng hầu hết các loại vi khuẩn, nấm mốc. Đây cũng là cách vệ sinh tương đối đơn giản, không cần chuẩn bị nguyên liệu cầu kỳ. Bạn chỉ cần đun một nồi nước sôi là có thể sử dụng để vệ sinh các dụng cụ nấu nướng trong nhà.

Vệ sinh thớt gỗ bằng nước sôi là một cách lựa chọn phù hợp.

Vệ sinh thớt mốc bằng nước nóng hay phơi nắng đều có hiệu quả nhất định trong việc ngăn chặn mốc phát triển.

Vệ sinh thớt mốc bằng nước nóng hay phơi nắng đều có hiệu quả nhất định trong việc ngăn chặn mốc phát triển.

– Phơi thớt dưới nắng có ưu điểm gì?

Ánh nắng mặt trời có chứa các tia cực tím mạnh, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, khử trùng tốt. Ngoài ra, các tia nắng còn giúp giảm độ ẩm trên bề mặt thớt, giúp ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc.

Mỗi cách sẽ phù hợp với một loại thớt khác nhau. Chẳng hạn như cách sử dụng nước sôi thích hợp với thớt gỗ, việc phơi nắng có thể làm thớt gỗ dễ bị vỡ nứt do gỗ dễ bị co rút.

Dù dùng cách nào để vệ sinh thớt, bạn cũng cần thực hiện việc làm sạch thớt trước.

Đầu tiết, hãy lấy bàn chải và nước rửa bát để chà sạch các vết bẩn, vết nấm mốc bám trên bề mặt thớt.

Bạn có thể sử dụng baking soda, muối rắc lên thớt rồi xoa đều. Sau đó, thêm một ít giấm trắng đổ lên thớt rồi dùng bàn chải chà rửa cho sạch. Rửa lại thớt bằng nước sạch. Muối và baking soda vừa có tác dụng làm sạch các vết bẩn, vừa giúp diệt khuẩn, khử mùi hôi rất tốt.

Sử dụng muối và baking soda có thể giúp làm sạch thớt mốc.

Sử dụng muối và baking soda có thể giúp làm sạch thớt mốc.

Sau đó, bạn có thể tùy chọn cách chần thớt qua nước sôi hoặc phơi nắng.

Trước khi cất thớt, bạn cần đảm bảo thớt đã khô ráo hoàn toàn. Để thớt ở những nơi khô ráo, thoáng mát để ngăn mốc phát triển. Sau khi sử dụng, hãy rửa thớt và phơi khô ngay.

Một số biện pháp chống mốc cho thớt

– Làm sạch thớt ngay sau khi sử dụng

Sau khi sử dụng, bạn cần làm sạch thớt ngay để hạn chế vi khuẩn phát triển. Đặc biệt, thớt thái thịt sống, cá sống và các thực phẩm khác càng cần vệ sinh sạch sẽ sau khi sử dụng.

– Giữ thớt khô ráo, không để thớt ở nơi nhiệt độ cao, ẩm ướt

Sau khi sử dụng và làm sạch thớt, bạn nên lau thớt thật khô, để ở nơi khô ráo, thoáng mát để tránh nấm mốc phát triển. Tránh để thớt ở môi trường ẩm.

Sau khi sử dụng thớt, bạn cần rửa sạch và để thớt ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Sau khi sử dụng thớt, bạn cần rửa sạch và để thớt ở nơi khô ráo, thoáng mát.

– Cần thay thớt định kỳ

Sau khi sử dụng một thời gian, bạn cũng nên thay mới thớt. Việc thái thực phẩm cũng sẽ để lại các vết xước, vết nứt nhỏ trên thớt. Thức ăn có thể mắc trong những vị trí này và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Theo các chuyên gia, với thớt gỗ, sau khi sử dụng 2-5 năm, bạn nên thay mới một lần; với thớt nhựa, có thể thay mới sau 1-5 năm sử dụng.

Nên quy định rõ thớt nào dùng để thái đồ sống, thớt nào dùng để thái đồ chín để tránh lây nhiễm chéo vi khuẩn.

Ngoài ra, nên tránh để thớt ở nơi có nhiệt độ cao để không làm thớt bị biến dạng.

Không để thớt trong không gian kín trong thời gian dài, không xếp chồng thớt lên nhau để tránh ấm mốc.

– Thường xuyên khử trùng thớt

Ngoài việc rửa thớt sau khi sử dụng, bạn cũng nên khử trùng thớt thường xuyên. Có thể sử dụng giấm trắng hoặc nước sôi để tiêu diệt vi khuẩn, nấm mốc. Bạn có thể ngâm thớt trong chất khử trùng để diệt vi khuẩn, đặc biệt là với thớt sử dụng để sơ chế thực phẩm sống.