Nồi cơm điện hỏng đừng vội vứt đi, giữ lại làm theo cách này cả nhà phải kinh ngạc

0
226

Khi nồi cơm điện hỏng bạn có thể dùng để làm những mẹo vặt dưới đây:

1. Những tác dụng của nồi cơm điện hỏng

Bảo quản trứng

Trứng mua về nhà không cần bảo quản trong tủ lạnh, đổ một ít gạo vào trong nồi cơm điện cũ và vùi trứng vào gạo, các hạt bụi trên gạo có thể chặn các vết nứt trên bề mặt của vỏ trứng,ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi, bảo quản được lâu mà không bị hư hỏng.

Nồi cơm điện hỏng đừng vội vứt đi, giữ lại làm theo cách này cả nhà phải kinh ngạc - 1

Phòng trừ côn trùng và chống nấm mốc

Một số loại ngũ cốc nguyên hạt, ớt khô, ớt và những thứ khác mua về có thể được bảo quản trong nồi cơm điện bằng cách đậy kín nắp để không bị mất chất, đồng thời chúng còn có khả năng chống côn trùng và nấm mốc.

Làm rổ đựng rau

Đối với một số loại rau củ quả trong nhà chúng ta nếu rửa cần phải có rổ rửa rau, thực ra bạn không cần tốn tiền cho việc đó, chỉ cần có một chiếc nồi cơm điện là chúng ta đã có thể rửa trái cây, rau quá dễ dàng, vì vậy cũng tiết kiệm được một khoản tiền để mua một rổ rau.

Nồi cơm điện hỏng đừng vội vứt đi, giữ lại làm theo cách này cả nhà phải kinh ngạc - 2

2. Cách dùng nồi cơm điện đúng cách, 10 năm không phải thay

Khi sử dụng nồi cơm điện, bạn cần đảm bảo những thao tác dưới đây thực hiện đúng cách để duy trì được độ bền của nồi cơm như:

Lau khô xung quanh bên ngoài lòng nồi
Bạn dùng khăn sạch để lau khô xung quanh ở phía bên ngoài lòng nồi trước khi đặt vào bên trong nồi cơm để nấu. Thao tác này sẽ tránh được tình trạng nước (đọng bên ngoài lòng nồi) bị bốc hơi và tạo nên những vết cháy xém làm cho vỏ lòng nồi bị đen, nhất là ảnh hưởng đến độ bền của mâm nhiệt.

Dùng cả 2 tay khi đặt lòng nồi vào nồi nấu

Bạn nên dùng cả 2 tay để đặt lòng nồi vào bên trong nồi cơm, đồng thời xoay nhẹ để đáy nồi tiếp xúc đều với bộ phận rơ le. Cách làm này sẽ tránh gây tổn hại đến rơ le nhiệt và giúp cơm được chín đều hơn, không bị sống.

Nồi cơm điện hỏng đừng vội vứt đi, giữ lại làm theo cách này cả nhà phải kinh ngạc - 3

Bảo quản tốt rơ le nhiệt của nồi

Bộ phận rơ le nhiệt bên trong nồi cơm sẽ giúp cho cơm được chín ngon hơn. Vì nếu rơ le ngắt quá sớm sẽ khiến cơm còn sống, còn rơ le ngắt quá trễ thì cơm có xu hướng bị khét.

Thường xuyên vệ sinh nồi cơm điện

Nồi cơm là thiết bị nấu mỗi ngày, nên sau khi sử dụng xong thì bạn cần vệ sinh thật kỹ các bộ phận của nồi cơm điện như gồm có lòng nồi, vỏ ngoài nồi cơm, van thoát hơi và khay hứng nước thừa (nếu có),… để loại bỏ kịp thời các chất cặn bẩn, nhằm mang lại chất lượng nấu cơm tốt nhất cơ thể.

Sử dụng chức năng phù hợp
Chức năng chính của nồi cơm điện là nấu và hâm nóng cơm. Ngoài ra, bạn có thể dùng để nấu cháo và ninh hầm thức ăn (tùy theo sản phẩm) nhưng tuyệt đối không được dùng để chiên xào thức ăn vì hầu hết nhiệt độ của nồi cơm điện thường không vượt quá 100 độ C.

Điều này có nghĩa là, nếu bạn nhấn nút nấu quá nhiều lần đề chiên xào chín thức ăn, khiến cho rơ le dễ bị lờn và hỏng.

xem thêm;

Thịt bò hay bị dai đừng ướp với muối “dai càng dai”: Ướp thứ này thịt sẽ mềm tan, xào đậm vị, thơm ngon

Đầu bếp cao cấp tiết lộ, ướp thịt bò chỉ cho muối là hỏng, phải thêm 1 thìa này thịt sẽ mềm tan, đậm đà, đặc biệt khi xào không ra nước.

Thịt bò loại thịt quen thuộc với nhiều món ăn hấp dẫn trong đó thịt bò xào phổ biến hơn cả. Đây là món ăn đậm vị, ngọt thanh, mang đến cho bữa ăn tuyệt vời cho người dùng. Mặc dù quen thuộc như vậy nhưng không phải ai cũng biết cách tẩm ướp để chúng mềm hơn, thơm ngon đúng vị. Đầu bếp cao cấp tiết lộ, ướp thịt bò chỉ cho muối là hỏng, phải thêm 1 thìa này thịt sẽ mềm tan, đậm đà, đặc biệt khi xào không ra nước.

Cách ướp thịt bò xào mềm tan, đậm đà 

Đa số mọi người đều thêm muối, mì chính hoặc hạt nêm, thêm chút tổi vào thịt bò rồi trộn đều lên và ướp 15 -20 phút trước khi chế biến. Tuy nhiên cách ướp này không chuẩn vì muối ăn có chứa hàm lượng lớn chất hoà tan sẽ khiến lượng lớn nước trong thịt chảy ra ngoài. Nó không chỉ ảnh hưởng đến độ mềm ngon mà còn không thể khử được mùi hiệu quả. Do đó, bạn chỉ nên cho muối vào khi gần hoàn thành món ăn. Đây là thời điểm lý tưởng để nêm gia vị này, vừa tạo độ đậm đà lại không khiến cho thịt bò bị khô, dai.

Thay vào đó, bạn nên sử dụng đường để ướp thịt. Loại gia vị này sẽ giúp tăng khả năng giữ nước của thịt, nhờ đó, sau khi chế biến, thịt vẫn giữ được độ mềm, ngon. Ngoài ra, gia vị dùng để ướp thịt bò xào còn sử dụng bao gồm: gừng, tỏi, tiêu, nước tương, hạt nêm, dầu ăn. Trong đó thì gừng, tỏi và tiêu sẽ làm dậy lên mùi thơm, hạt nêm và nước tương sẽ giúp thịt bò đậm đà hơn, còn dầu ăn sẽ giúp thịt bò được mềm hơn.

Ngoài ra, tùy vào món thịt bò xào, sẽ có một chút thay đổi về nguyên liệu tẩm ướp. Ví dụ đối với món thịt bò xào rau củ thì cần có gừng và tỏi; còn đối với món thịt bò xào sả ớt sẽ cần có gừng, ớt và sả.

Về thời gian ướp thịt bò xào, bạn nên ướp trong thời gian tối thiểu là 15 phút, đủ để thịt ngấm gia vị. Không nên ướp quá lâu, vì sau khi xào thịt bò sẽ sẫm màu, trông không bắt mắt. Bạn có thể ướp thịt trong tủ lạnh, thịt sẽ ngấm gia vị và mềm hơn.

Để có những món thịt bò xào ngon, không những cần phải tẩm ướp thịt đúng cách mà bạn còn cần phải chú ý trong cả khâu mua, thái cho đến cách xào thịt bò.
thit-bo-xao-ot-chuong
Thịt bò nướng sa tế

+ Nguyên liệu làm thịt bò nướng sa tế

Thịt bò: 500g

1 hũ sa tế

3 cây sả

Hành tím, tỏi, ớt

Sữa đặc

Một ít rau mùi

Dầu ăn

Nước mắm

Đường, muối, hạt nêm

+ Cách ướp thịt bò nướng sa tế
uop-thit-bo-nuong-bbq-voi-sa-te
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Thịt bò mua về, rửa sạch, có thể để nguyên miếng to hoặc cắt thành miếng nhỏ tùy theo ý thích của bạn. Sả băm nhuyễn và một nửa xé sợi. Ớt, tỏi, hành tím bóc vỏ, rửa sạch rồi băm nhuyễn. Rau mùi nhặt lá úa, cắt bỏ rễ rồi cắt nhỏ.

Bước 2: Thực hiện cách ướp thịt bò nướng sa tế

Cho thịt bò vào thau rồi cho các gia vị: nước mắm, đường, bột ngọt, hạt nêm một lượng vừa đủ, trộn đều phần thịt bò lên. Sau đó, dùng giấy gói thực phẩm bọc thau thịt bò lại và để yên trong ngăn mát tủ lạnh trong 40 phút để thịt bò thật thấm gia vị.

Sau đó, lấy thịt bò ra và cho vào chảo dầu nóng chiên sơ cho thịt săn lại một chút thì tắt bếp. Để thịt ra dĩa rồi dùng cọ chấm một lớp sữa đặt quét lên thịt bò, sau khi quét đều hết thì tương tự quét một lớp sa tế đều quanh miếng thịt bò.

Cho miếng thịt bò vào lò nướng, nhớ đặt vài cọng sả tước sợi phía dưới. Nướng ở nhiệt độ 180 độ C trong 15 phút là thịt bò đã chín rồi.

Trình bày thịt bò nướng ra dĩa, dùng một số rau củ trang trí xung quanh cho đẹp mắt. Món thịt bò nướng này bạn có thể dùng với cơm hoặc bánh mì đều ngon.

Thịt bò nướng mật ong

+ Nguyên liệu làm thịt bò nướng mật ong

Thịt bò: 2kg

Tỏi, hành tím

Mật ong: 2 muỗng canh

Muối, bột ngọt, hạt nêm, dầu ăn

+ Cách ướp thịt bò nướng mật ong

Bước 1: Sơ chế thịt bò

Rửa thịt sạch, cắt thành những miếng vừa ăn. Có thể dùng cán dao hoặc đồ dần thịt để thịt mỏng và dễ thấm gia vị hơn.

Bước 2: Ướp thịt

Ướp thịt với tỏi và củ hành xay nhuyễn, 2 muỗng canh mật ong và các loại gia vị khác như muối, bột ngọt, hạt nêm tùy theo khẩu vị. Dùng tay xoa bóp thịt nhẹ nhàng để thịt thấm đều gia vị, để trong khoảng 30-45 phút để ngấm đều gia vị.

Bước 3: Nướng thịt

Thịt sau khi ướp xong hãy mang đi nướng trong lò ở nhiệt độ khoảng 200 độ C. Nướng mỗi mặt khoảng 15 phút rồi hãy kiểm tra xem thịt đã chín và vàng chưa, sau đó quét hỗn hợp sốt mật ong và dầu ăn lên miếng thịt để thịt mềm, không bị khô và nhanh chín hơn. Tiếp tục nướng thêm 10 phút cho thịt ngấm đều gia vị và có màu vàng là được.

Sau khi thịt nướng mật ong đã chín thì cho ra đĩa, trang trí thêm chút mùi hoặc cà chua để món ăn thêm đẹp mắt. Dọn thịt ra ăn kèm với rau xanh, dưa leo và chấm kèm nước chấm.

Thịt bò xào khổ qua

+ Nguyên liệu chuẩn bị

– Thịt bò: 300g

– Khổ qua (mướp đắng): 400g

– Hành lá: 30g

– Tỏi: 1 củ

– Tiêu xay: ½  thìa cà phê

– Dầu hào: 3 thìa canh

– Hạt nêm: 1 thìa canh

– Dầu ăn

+ Thực hiện

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Thịt bò mua về đem sửa sạch, sau đó thái lát mỏng với kích thước vừa ăn

– Khổ qua cắt bỏ cuống, rửa sạch, loại bỏ phần hạt và thái lát xéo mỏng. Nếu muốn khổ qua đỡ đắng, bạn hãy ngâm khổ qua trong nước lạnh khoảng 20 phút, sau đó vớt ra và để ráo nước.

– Hành lá cắt bỏ rễ, rửa sạch, cắt khúc dài khoảng 3cm

– Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ

Bước 2: Ướp thịt bò

Cho gia vị (tỏi + tiêu + dầu hào + hạt nêm) mỗi thứ 1 nửa vào bát thịt bò và một xíu dầu ăn và ướp ít nhất 15 phút.

Bước 3: Xào thịt bò

Bắc chảo lên bếp, sau đó cho dầu ăn vào và đợi dầu ăn nóng già thì cho tỏi băm vào rồi phi thơm. Tiếp theo bạn cho thịt bò đã ướp vào xào với lửa to. Cho phần gia vị còn lại vào và đảo đều tay. Khi thấy thịt bò chín tái thì tắt bếp và cho ra đĩa.

Bước 4: Xào khổ qua và hoàn thành

Vẫn sử dụng chiếc chảo xào thịt bò, bạn cho thêm một xíu dầu ăn (không nên cho nhiều vì phần thịt bò đã có dầu ăn rồi), đợi dầu nóng già thì cho khổ qua vào xào khoảng 2 phút. Sau đó bạn cho thịt bò đã xào vào và đảo thật đều tay trong khoảng 2 phút nữa. Cuối cùng bạn cho hành lá vào, đảo đều và tắt bếp.

Lưu ý: Với món thịt bò xào khổ qua nên xào nguyên liệu hơi tái ăn sẽ ngon hơn là nấu chín kỹ.