Đỗ trọng - Hình ảnh, Đặc điểm, Tác dụng và Thận trọng - Tạp Chí Hoa Kỳ

Đỗ trọng – Hình ảnh, Đặc điểm, Tác dụng và Thận trọng

Thông tin, hình ảnh cây Đỗ Trọng

Cây đỗ trọng

1. Cây Đỗ trọng

 

Đỗ trọng có tên khoa học là Eucommia ulmoides Oliv thuộc họ Đỗ Trọng (Eucommiaceae).

Ngoài ra, Đỗ trọng còn được gọi với tên khác như Tư trọng, Tư tiên. Mộc miên (vì trong vỏ có chất sợi tơ bạc), Ty liên bì,…

1.1. Mô tả

  • Đỗ trọng là cây thân gỗ, sống lâu năm, hàng năm rụng lá. Cây cao khoảng 15 – 20m, đường kính khoảng 33 – 50cm, cành mọc chếch, tán cây hình tròn.
  • Vỏ thân và lá có nhựa mủ trắng, vỏ màu xám, khi bẻ đôi sẽ thấy những sợi nhựa trắng mảnh như tơ nối giữa các mảnh vỏ.
  • Lá hình trứng, mọc cách, phía cuống hình bầu dục hay hình thùy, đuôi lá nhọn, lá xanh có răng cưa; mặt lá nhẵn bóng, màu xanh đậm, mặt sau lá non có lông tơ, lúc già thì nhẵn bóng không có lông, có vân vằn, không có lá bắc.
  • Hoa nhỏ, đơn tính khác gốc, màu ánh lực, không lộ rõ. Hoa đực và hoa cái không có bao hoa, hoa đực mọc thành từng chùm, hoa cái tụ tập 5 – 10 cái ở nách lá. Cây ra hoa vào tháng 3 – tháng 5.
  • Quả có cánh mỏng dẹt, ở giữa hơi lồi. trong có một hạt. Hạt dẹt, hai đầu tròn, có thể dùng làm giống. Quả hình thành vào khoảng tháng 7-9.
  • Thông tin, hình ảnh cây Đỗ Trọng

Hình ảnh cây đỗ trọng

1.2. Phân bố

  • Đỗ trọng có nguồn gốc ở vùng ôn đới ấm Trung Quốc (Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Tứ Xuyên, Quý Châu,…)
  • Đỗ trọng được nhập vào Việt Nam từ năm 1962 – 1963. Cây được trồng nhiều ở những nơi lạnh như Sapa (Lào Cai), về sau được trồng ở Trường Dược liệu Bắc Hà (Lào Cai) và Sìn Hồ (Lai Châu).
  • Hiện nay, cây Đỗ trọng được phát triển ở các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ (Hà Giang), Tuần Giáo (Lai Châu), Mai Châu (Hòa Bình)

1.3. Thu hái và sơ chế

Thu hái

  • Sau 10 năm, những cây to mập sẽ được lựa chọn để thu hoạch trước.
  • Thời gian thu hoạch thường vào tháng 4 – 5 hàng năm. Chỉ thu hoạch vỏ cây bằng cách dùng cưa cắt đứt xung quanh vỏ cây thành từng đoạn ngắn dài khác nhau. Dùng dao rạch dọc thân rồi tách vỏ đem chế biến

Sơ chế

  • Vỏ bóc về đem luộc nước sôi rồi trải ở chỗ bằng phẳng, thành đống, chờ 6 – 7 ngày cho đổ mồ hôi, mặt trong có màu đen nâu. Bấy giờ mới đem phơi khô.
  • Vỏ mỏng, mặt ngoài màu xám, mặt trong đen nâu nhạt. Khi bẻ có các sợi trắng như tơ giống như mành mành.

1.4. Bộ phận dùng làm thuốc

  • Vỏ cây Đỗ trọng là bộ phận duy nhất dùng làm thuốc.Loại vỏ tốt nhất để làm dược liệu là vỏ cây dày, ít sần sùi, sắc nâu đen, bẻ ra thấy nhiều sợi tơ trắng, óng ánh.
  • Trên thị trường hiện nay, có bán nam đỗ trọng là vỏ của những cây khác, nên chú ý tránh nhầm lẫn.

1.5. Phân biệt đỗ trọng bắc và đỗ trọng nam

Cây đỗ trọng bắc

Vỏ dẹt, phẳng, dày 0,1 – 0,4cm

Vỏ cuộn hình lòng máng, dày 0,2 – 0,4cm

Mặt ngoài màu nâu vàng đến nâu xám, có nhiều nếp nhăn dọc, có các lỗ vỏ nằm ngang và vết tích của cành cây

Mặt ngoài màu vàng sáng có những khoang màu vàng nâu, có nhiều đường nứt dọc

Mặt trong nhẵn, nâu tím, hơi mờ

Mặt trong nhẵn, màu nâu

Chất giòn, dễ bẻ gãy, mặt bẻ có nhiều sợi nhựa trắng đàn hồi

Chất cứng, khó bẻ, mặt bẻ có ít nhựa đắng, đàn hồi kém

Mùi hơi thơm, vị hơi đắng

Hơi thơm, vị nhạt, hơi chát

1.6. Bảo quản

Bảo quản ở nơi thoáng mát, đậy kín sau khi sử dụng, tránh nấm mốc. Nếu thấy mọt hay nấm mốc đem phơi ngay.

2. Thành phần hóa học của Đỗ trọng

Đỗ trọng được nhiều người nghiên cứu để sử dụng chất nhựa của nó có tính chất như cao su.

Theo nhiều nhà nghiên cứu, vỏ cây đỗ trọng chủ yếu chứa gutta-percha và một số thành phần khác như tro, nhựa, chất màu, chất albumin, chất béo, tinh dầu và muối hữu cơ.

Trong lá có chứa tanin và nhựa. Không có alcaloid.

3. Tác dụng dược lý của Đỗ trọng

Tính vị: vị ngọt, hơi cay, tính ôn

Quy kinh: kinh Can, Thận

Tác dụng dược lý của đỗ trọng

Theo nghiên cứu y học hiện đại, cây đỗ trọng có tác dụng:

  • Có tác dụng giảm hàm lượng cholesterol có trong máu
  • Tăng huyết áp
  • Kháng viêm
  • Tăng chống co giật và giảm đau
  • Tăng cường chức năng thận
  • Có tác dụng lợi tiểu
  • Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể
  • Ức chế với tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn lỵ flexner, trực khuẩn coli, trực khuẩn mủ xanh,…

Theo y học cổ truyền:

Đỗ trọng là vị thuốc bổ can thận, cường gân cốt, chủ trị:

  • Chứng đau lưng, mỏi gối, đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, thoát vị đĩa đệm.
  • Đỗ trọng đã được chứng minh là có tác dụng bảo vệ sụn ở chuột bị viêm xương khớp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
  • Chủ trị các bệnh về thận
  • Điều trị liệt dương
  • An thai
  • Chữa vô sinh, hiếm muộn
  • Đi tiểu nhiều
  • Chân gối yếu mềm

Đỗ trọng có tác dụng nhăn ngừa sảy thai

Cách dùng: 

  • Đỗ trọng có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác
  • Có thể sử dụng đỗ trọng dưới dạng sắc, ngâm rượu, cao lỏng hoặc tán mịn làm thành dạng viên

Liều dùng:

Đỗ trọng được hướng sử dụng khoảng 5 – 12g/ngày.

4. Tác hại của đỗ trọng

Theo N.V.Sapdinscoi (Phòng dược lý viện VNIFI) đã nghiên cứu và xác định vị đỗ trọng không có độc.

Vì vậy, bạn có thể yên tâm sử dụng vị thuốc đỗ trọng để điều trị bệnh với hàm lượng phù hợp.

5. Bài thuốc sử dụng đỗ trọng

Đỗ trọng được sử dụng trong nhiều bài thuốc để điều trị các bệnh lý, cụ thể như sau

5.1. Bài thuốc trị đau lưng, đau cột sống do thận hư

Người bệnh đau lưng, đau cột sống do thận hư có thể tham khảo 3 bài thuốc sau:

Bài thuốc 1: Đỗ trọng 640g, xắt, sao với 2 thăng rượu, ngâm trong 10 ngày. Ngày uống 3 lần.

Bài thuốc 2: Áp dụng với người thận dương hư

Đỗ trọng, hoài sơn mỗi vị 16g , lộc giác giao 10g, đương quy, câu kỷ tử, thỏ ty tử mỗi vị 12g, nhục quế 8g, phụ tử 6g và thục địa 26g

Nghiềm mịn các vị thuốc và viên lại hoặc sắc uống trong ngày.

Bài thuốc 3: Áp dụng với người thận dương hư

Đỗ trọng 12g, nhục thung dung 12g, sơn thù 12g, hoài sơn 12g, thỏ ty tử 12g, ngưu tất 12g, câu kỷ tử 16g, sinh địa 16g

Sắc lên uống hoặc trộn thành viên uống.

5.2. Bài thuốc trị đau dây thần kinh tọa do thoái hóa cột sống

Bài thuốc trị đau dây thần kinh tọa như sau: Đỗ trọng, cam thảo và phòng phong mỗi vị 8g, quế chi và tế tân mỗi vị 6g, tang ký sinh, đảng sâm, bạch thược, độc hoạt, ngưu tất, phục linh, đại táo, thục địa và đương quy mỗi vị 12g.

Sắc tất cả các vị lên uống mỗi ngày 1 thang.

5.3. Bài thuốc trị đau cột sống và đau ngang thắt lưng do phong hàn

Đỗ trọng 640g, đem cắt nhỏ sao với rượu,

Ngâm rượu trong vòng 10 ngày. Ngày uống 3 ly, mỗi lần 1 ly nhỏ.

Đỗ trọng chữa thận dương hư

5.4. Bài thuốc đỗ trọng điều trị huyết áp cao

Bài thuốc 1:

Đỗ trọng 16g, mẫu lệ sống 20g, tang ký sinh 16g, câu kỷ tử và cúc hoa mỗi vị 12g.

Đem sắc uống, ngày dùng 1 thang.

Bài thuốc 2:

Đỗ trọng 80g, hạ khô thảo 80g, thục địa 40g và đơn bì 40g.

Tất cả tán thành bột rồi viên lại, mỗi lần uống 12g, ngày 2 – 3 lần.

5.5. Bài thuốc trị di tinh, liệt dương

Đỗ trọng 160g, câu kỷ tử, thỏ ty tử, sơn dương, ngưu tất, sơn thù và mạch môn mỗi vị 160g, thục địa 230g, lộc nhung 80g và ngũ vị tử 40g.

Trộn các vị thuốc trên lại với nhau, tán thành bột mịn, mỗi lần uống 12g với nước muối nhạt, ngày uống 2 lần.

5.6. Bài thuốc trị chứng chảy máu não và tai biến do huyết áp cao

Đỗ trọng 12.5g, cam thảo 15.5g, lá sen 15.5g, bạch thược 16g, tang ký sinh, mạch môn và sinh địa mỗi vị 10g,

Tất cả đem sắc lên uống nhiều lần trong ngày, uống liên tục 7 ngày.

5.7. Bài thuốc trị chứng hen phế quản (giai đoạn ổn định)

Đỗ trọng 60g, ngưu tất, mạch môn, nhau thai khô và thiên môn mỗi vị 40g, quy bản và hoàng bá mỗi vị 60g, thục địa 80g.

Tán nhỏ các vị thuốc này thành viên, uống 2 lần mỗi ngày, mỗi lần uống 10g.

5.8. Bài thuốc trị đau bụng kinh

Bài thuốc 1:

Đỗ trọng, hương phụ, bạch thược, đương quy, phục linh, và xuyên khung mỗi vị 8g, tục đoạn, bạch truật, đảng sâm và thục địa mỗi vị 12g, cam thảo 4g.

Đem sắc lấy nước uống.

Bài thuốc 2:

Đỗ trọng, ngải cứu, a giao, đương quy và xuyên khung mỗi vị 8g, phá cố chỉ, hoàng kỳ, bạch truật, thục địa và hoài sơn mỗi vị 12g, đảng sâm 16g.

Đem sắc lấy nước uống.

5.9. Bài thuốc chữa động thai và các bệnh sau khi sinh đẻ

Đỗ trọng và táo tàu giã nát, viên thành viên to, mỗi lần dùng 10 viên, ngày uống 2 lần.

5.10. Bài thuốc phòng ngừa sảy thai

Bài thuốc 1:

Đỗ trọng, ý dĩ (sao), đỗ trọng, tục đoạn, củ gai bánh, ba kích, đương quy, vú bò, cẩu tích, ba kích, thục địa mỗi vị 10g.

Đem sắc lên để uống.

Bài thuốc 2:

Đỗ trọng sống 40g, Xuyên tục đoạn 12g, Sơn dược 20g, Cam thảo 4g, Đại táo 20 quả.

Đem sắc uống.

Bài thuốc 3:

Tục đoạn, Đỗ trọng sao, Tang ký sinh, Bạch truật sao, A giao, Đương quy mỗi thứ 12g, Thỏ ty tử 4g.

Sắc nước uống trị dọa sẩy thai nhiều lần.

6. Lưu ý và thận trọng khi dùng đỗ trọng

Tránh dùng vị thuốc Huyền sâm khi dùng Đỗ trọng

  • Thận trọng lúc dùng cho bệnh nhân có triệu chứng âm hư hỏa vượng, can thận hư
  • Kiêng kỵ Huyền sâm, Xà thoái
  • Không dùng cho người máu khó đông
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến của bác sĩ

Trên đây là những kiến thức về cây Đỗ trọng mà chúng tôi chia sẻ đến bạn. Hy vọng có thể giúp ích cho bạn và mọi người xung quanh. Bạn đọc không nên thay thế đỗ trọng cho các thuốc đặc trị bệnh khi chưa có chỉ định của bác sĩ nhé.