Bật mí những lợi ích từ việc ăn củ năng

Củ năng vốn là một củ khá phổ biến khi chúng được dùng để làm nguyên liệu trong các món chè, món bánh quen thuộc. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu rõ được ích lợi thực sự của củ năng cho sức khỏe là gì?

Đặc điểm của củ năng là khá giống với củ hành đen. Sở hữu lớp vỏ trơn láng, màu nâu đen và phần thịt bên trong màu trắng. 

Đặc điểm của củ năng là khá giống với củ hành đen. Sở hữu lớp vỏ trơn láng, màu nâu đen và phần thịt bên trong màu trắng.

Củ năng là gì? Đặc điểm và giá trị dinh dưỡng của củ năng

Củ năng (tên khoa học: Eleocharis dulcis Burm.f) còn được gọi là: năng ngọt, năng lùn. Củ năng thuộc chủng loại củ thuộc họ cói, mọc hoang dại tại những cánh đồng ngập nước thuộc khu vực châu Á, Châu Phi hay tại các quần đảo Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương

Mọi người thường hay thu hoạch cây năng để lấy củ. Đặc điểm của củ năng là khá giống với củ hành đen. Sở hữu lớp vỏ trơn láng, màu nâu đen và phần thịt bên trong màu trắng.

Trong 100gr củ năng sẽ thu được 97 calo và nhiều dưỡng chất khác như:

  • Chất béo: 0.1gr
  • Carb: 23.9gr
  • Chất đạm: 2gr
  • kali: 17% RDI (khẩu phần ăn hằng ngày)
  • Mangan: 17% RDI
  • Đồng: 16% RDI
  • Vitamin B6: 16% RDI
  • Riboflavin: 12% RDI

Củ năng rất ít calo bởi 74% thành phần chủ yếu là nước. Đồng thời, chất xơ trong củ năng là một nguồn cung cấp tuyệt vời, với 12% lượng chất xơ thích hợp dùng hàng ngày cho phụ nữ và 8% cho nam giới.

Củ năng có tác dụng gì?

Củ năng được đánh giá là rất bổ dưỡng. Hơn nữa nó còn có tác dụng hỗ trợ chữa trị các bệnh như: Đái tháo đường, tim mạch, giảm nguy cơ sỏi thận, phục hồi sức khỏe… Cụ thể công dụng về củ năng như sau:

Củ năng có khả năng giải rượu

Khi bạn uống quá nhiều rượu bia, thường bụng sẽ rất khó chịu và nóng. Lúc này, nếu bạn uống nước ép củ năng kết hợp với ít chanh và muối thì sẽ hạn chế được chất độc của rượu bia, giúp tỉnh táo hơn.

Hỗ trợ giải rượu khá tốt khi ăn củ năng

Hỗ trợ giải rượu khá tốt khi ăn củ năng

Giúp ngừa bệnh tim mạch

Các loại axit béo trong củ năng như linoleic acid, chúng rất tốt cho sức khỏe tim mạch và tăng trưởng hệ thần kinh, nhất là đối với trẻ nhỏ.

Củ năng tốt cho đường ruột

Chất xơ và tinh bột trong củ năng là loại tiêu hóa chậm. Cho nên, nó giúp đảm bảo sức khỏe đường ruột và cải thiện hệ tiêu hóa cực tốt.

Giúp kháng khuẩn

Trong củ năng chứa thành phần flavonoids và polyphenolic nên có khả năng giúp ngăn chặn, ức chế sự hoạt động của các loại virus và ung thư, phục hồi chức năng dạ dày, trị chứng mất ngủ và khó chịu trên cơ thể.

Tăng cảm giác ngon miệng

Ăn củ năng sống hoặc ép nước uống có thể giải quyết các vấn đề về kén ăn, chán ăn phù hợp cho tất cả mọi người.

Tăng cảm giác ngon miệng hơn khi ăn củ năng

Tăng cảm giác ngon miệng hơn khi ăn củ năng

Hỗ trợ hạ huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Từ xa xưa, củ năng đã được chọn dùng để điều trị một số bệnh như huyết áp cao. Bởi vì chúng có khả năng cung cấp lượng kali tuyệt vời. Các nghiên cứu đã chứng minh được sự liên quan về chế độ ăn giàu kali với khả năng giảm nguy cơ đột quỵ và huyết áp cao, nguyên do gây ra bệnh tim mạch.

Củ năng là nguồn cung chất xơ dồi dào

Củ năng có thể cung cấp một lượng chất xơ dồi dào. Từ các nghiên cứu cho thấy, khi ăn nhiều chất xơ thì sẽ giúp thúc đẩy nhu động ruột, ổn định cholesterol trong máu, giữ cho đường ruột luôn được khỏe mạnh.

Củ năng có tác dụng gì? Hỗ trợ chống lại bệnh tật

Đặc biệt trong củ năng còn giàu chất chống oxy hóa axit ferulic, epicatechin gallate, gallocatechin gallate và catechin gallate. Chất oxy hóa có trong củ năng có khả năng vô hiệu hóa các gốc tự do trong cơ thể, phòng chống bệnh tật hiệu quả.

Củ năng giúp phòng ngừa ung thư hiệu quả

Củ năng giúp phòng ngừa ung thư hiệu quả

Giúp no lâu hơn

Củ năng được xếp vào loại thực phẩm cần thời gian hấp thụ lâu. Khi chúng ta ăn củ năng thì sẽ hạn chế được khả năng đói, bụng sẽ cảm thấy no lâu hơn, tránh việc thèm ăn nên rất thích hợp để giảm cân.

Ngăn ngừa ung thư

Trong củ năng chứa tới 68,52% nước; 2,25% protein, 18,75% tinh bột; 0,19% lipid; phospho, sắt; đường; pectin; các muối canxi, các vitamin A, B1, B2, C… Cùng nhiều hoạt chất gọi là puchiin có công dụng kháng khuẩn, hạ huyết áp, phòng ngừa ung thư nhất là ung thư phổi.

Một số cách ăn củ năng để tốt cho sức khỏe

Củ năng thường được thấy phổ biến tại các nước châu Á, chúng rất tiện dụng bởi có thể ăn sống, nướng, luộc, chiên, ngâm chua, làm kẹo đều được.

Có nhiều cách chế biến củ năng hấp dẫn để thưởng thức

Củ năng có thể sống sau khi rửa sạch gọt vỏ

  • Bạn có thể bóc vỏ, thái hạt lựu, thái lát hoặc là tạo ra các món ăn như món xào, ốp la, bít tết, cà ri và salad,….
  • Củ năng cũng có thể được ăn sống sau khi rửa sạch gọt vỏ. Phần thịt bên trong rất ngon giòn, ngọt như táo.
  • Không những thế, củ năng còn thường được lựa chọn để dùng vào các bài thuốc chữa bệnh như:
    • Đau bụng khó tiêu: Lấy củ năng làm sạch bỏ vỏ rồi nhồi vào dạ dày lợn. Nấu chín kỹ, ăn cái uống nước cực tốt.
    • Ho sốt, đờm đặc nhiều: Làm sạch củ năng, bỏ vỏ, ép lấy nước, uống cùng 1,5g xuyên bối, ngày dùng 2 – 3 lần.
    • Đại tiện ra máu: Làm sạch củ năng, ép lấy 30ml nước kết hợp với 20ml rượu hâm nóng lên rồi uống.
    • Tiểu tiện không thông, tiểu rát, buốt: Dùng 250g củ năng rửa sạch thái miếng cả vỏ, 30g rễ cỏ tranh, đun kỹ rồi dùng. Hoặc 120g củ năng nghiền nát uống thay trà.
    • Làm hạ sốt sau khi lên sởi: Dùng 250g củ năng, 250g mía, làm sạch, thái nhỏ, nấu chín ăn được cả củ, uống nước.

Có nhiều cách chế biến củ năng hấp dẫn để thưởng thức Có nhiều cách chế biến củ năng hấp dẫn để thưởng thức

Củ năng bao nhiêu calo?

Khoảng hơn 50g củ năng sẽ chứa 60 calo, nên sẽ rất thích hợp để đưa vào thực phẩm ăn kiêng khi bạn đang giảm cân.

Củ năng ăn sống được không?

Như đã đề cập trước đó, thì củ năng có mùi thơm, vị giòn, ngọt như táo nên chúng thường được ăn trực tiếp sau khi đã rửa sạch, loại bỏ vỏ. Tuy nhiên, mọi người nên hạn chế ăn sống củ năng để tránh bị nhiễm ấu trùng sán, bởi củ năng mọc dưới nước nên rất dễ gây ra các bệnh về đường ruột.

Bà bầu ăn củ năng được không?

Trong củ năng có lượng calo cực thấp, giàu dinh dưỡng, không hề chứa chất béo nên củ năng có thể xem là một loại thực phẩm rất tốt cho các mẹ bầu.

Có lưu ý gì khi ăn củ năng không?

  • Mặc dù có nhiều công dụng là thế, nhưng theo đông y, củ năng thường có tính lạnh nên không phù hợp cho những ai sở hữu thể chất hoặc bệnh lý thuộc tính hư hàn. Thường sẽ có các biểu hiện cơ bản như sợ lạnh, tay chân dễ lạnh, đại tiện lỏng hoặc nát, dễ bị cảm lạnh, hay đau bụng khi ăn thực phẩm sống lạnh, ăn lâu tiêu…
  • Khi ăn quá nhiều củ năng thường sẽ ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa. Nên tốt nhất là mỗi tuần chỉ ăn 1- 2 lần.
  • Trước khi chế biến củ năng thì cần lưu ý loại bỏ thật sạch vỏ, để tránh cho ký sinh trùng không thể bám vào.
  • Mặc dù hiếm khi có trường hợp bị dị ứng với củ năng. Tuy nhiên, nếu khi ăn mà bạn có các triệu chứng như nổi mề đay, sưng, mẩn đỏ và mẩn ngứa thì nên ngừng ăn và tới gặp bác sĩ ngay nhé!

Trên đây là tổng hợp những thông tin hữu ích có liên quan tới củ năng. Hy vọng, với những kiến thức này sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về công dụng của loại củ này. Từ đó có thể sử dụng một cách phù hợp để mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của bạn và gia đình nhé.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp