Không thể phủ nhận bưởi có nhiều công dụng cực tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bưởi cũng như những thực phẩm khác cần ăn đúng cách, nếu lạm dụng sẽ gây hại cho sức khỏe.
Bưởi là một loại trái cây được đánh giá an toàn nhất, thích hợp với nhiều người bởi độ chua ngọt, dịu mát và không lo hóa chất bởi được bao bọc bởi 1 lớp vỏ dày.
Trong bưởi có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như protein, vitamin C, Kali, Canxi, Natri giúp phòng ngừa cảm cúm, thúc đẩy tiêu hóa. Ngoài ra, bưởi chứa ít calo nên nó cũng là một loại thực phẩm giảm cân hiệu quả.
Ảnh minh họa
Nghiên cứu phát hiện ra rằng bưởi có thể thúc đẩy gan tiêu hóa phân giải chất béo. Nước bưởi tươi có tác dụng hạ đường huyết nên những người mắc bệnh tiểu đường thường xuyên ăn loại trái cây này sẽ rất tốt. Ngoài ra bưởi còn có tác dụng nhất định trong việc phòng ngừa bệnh tim mạch.
Đông y cho rằng, bưởi có tác dụng lý khí, hóa đờm, mát phổi, bổ huyết, kiện tì, là một loại trái cây tốt cho sức khỏe. Nếu ăn vào mùa thu sẽ có tác dụng bổ phổi. Ngoài ra nó còn có công dụng giảm triệu chứng ho cho những người bị cảm cúm…
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo không ăn bưởi trong những trường hợp sau đây:
Không ăn khi đói
Bất kể là bưởi ngọt hay chua bạn cũng không nên ăn khi đói. Ảnh minh họa
Bưởi chứa một lượng axit rất lớn. Nếu ăn khi đói nó sẽ làm hại dạ dày, đặc biệt với những người đang áp dụng kiểu giảm cân với bưởi. Nhiều người sau khi giảm cân xong lại phải điều trị chứng đau dạ dày hay bị viêm loét dạ dày bởi ăn bưởi khi đói.
Thời điểm ăn bưởi tốt nhất là sau khi ăn cơm hoặc đã ăn một chút gì đó lót dạ. Như vậy bưởi sẽ phát huy tác dụng cải thiện tiêu hóa cho bạn. Đồng thời hạn chế việc tăng cholesterol trong máu.
Không ăn khi đang dùng thuốc
Các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng, nếu đang sử dụng một loại thuốc nào đó thì nên hỏi ý kiến bác sĩ có nên ăn bưởi hay không. Đặc biệt là bệnh nhân đang sử dụng cho người già, người dùng thuốc mỡ máu. Các chuyên gia khuyến cáo nếu dùng một cốc nước ép bưởi để uống một viên thuốc giảm béo thì có thể dẫn đến hiện tượng đau cơ, thậm chí là dẫn đến bệnh về thận.
Ngoài ra, một số bệnh nhân trong thời kỳ sử dụng thuốc chống dị ứng nhất định, nếu ăn bưởi hoặc là uống nước ép bưởi, nhẹ thì có thể gây ra đau đầu, tim đập mạnh, loạn nhịp tim…, nghiêm trọng có thể dẫn đến đột tử.
Không ăn ngay sau uống rượu, hút thuốc
Các chuyên gia khuyến cáo, để an toàn cho sức khỏe thì tốt nhất sau 48 giờ thôi không hút thuốc lá, uống rượu nữa mới nên ăn bưởi hoặc uống nước bưởi. Bởi trong nước bưởi có chứa chất Pyranocoumarin làm tăng cường chuyển hoá cytochromes P450 (men ruột) gây nên những tác dụng như: Làm tăng độc tính của thuốc lá, nicotin và ethanol, gây hại cho sức khoẻ. Vì vậy không nên ăn bưởi, uống nước ép bưởi sau khi dùng những chất kích thích trên.
Không ăn bưởi khi bị bệnh dạ dày, tá tràng
Người có bệnh dạ dày, loét tá tràng thì nên tránh xa bưởi, ngoài ra, người bị bệnh tỳ hư mà ăn bưởi thì sẽ bị tiêu chảy. Vì sự hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng của họ tương đối kém, chất xơ trong bưởi có thể chưa được tiêu hóa thì đã bị bài tiết ra ngoài, sẽ dẫn đến ảo giác mà chúng ta hay gọi là nóng rát.
Không ăn cùng cà rốt, dưa chuột
Cà rốt, dưa chuột không được ăn cùng bưởi. Nếu ăn cùng sẽ làm mất giá trị dinh dưỡng của vitamin C trong bưởi.
Không ăn bưởi cùng gan lợn
Gan lợn không được ăn cùng bưởi. Trong gan lợn có chứa đồng, sắt, kẽm… nếu như kết hợp với vitamin C trong bưởi, sẽ làm tăng tốc độ ôxy hóa kim loại, và làm mất giá trị dinh dưỡng vốn có.
Theo Gia đình & Xã hội
Cách nấu chè bưởi tại nhà đơn giản mà cực ngon
Chè bưởi là một món ăn giải nhiệt được nhiều người yêu thích. Chè bưởi cũng khá dễ nấu. Hãy tham khảo công thức dưới đây để làm chè bưởi tại nhà đơn giản mà cực ngon.