Thả thứ này vào hầm măng khô ngày Tết: Giảm nửa thời gian ninh nấu, nước dùng ngọt lừ, trong veo

Thả thứ này vào hầm măng khô ngày Tết: Giảm nửa thời gian ninh nấu, nước dùng ngọt lừ, trong veo.

Với công thức nấu món măng khô ngày Tết dưới đây bạn sẽ có một món ăn thơm ngon hấp dẫn, đảm bảo hương vị ai cũng phải gật gù khen khéo léo.

Mẹo chọn măng khô ngon

Trước tiên để lựa chọn được món canh măng khô ngon bạn cần phải lựa chọn được những loại măng thơm ngon. Bạn nên chọn măng mới sẽ tốt hơn những loại măng để lâu, và khi ngửi vào măng thấy mùi thơm của nó chứ không phải thấy mùi của các hương liệu bảo quản. Bởi măng càng nhiều mùi hương liệu bảo quản càng độc hại và khi ăn sẽ kém phần thơm ngon hấp dẫn.

Bên cạnh đó, bạn nên kiểm tra xem măng có non hay không bằng cách kiểm tra phần cuống măng nếu măng non tươi ngon thì khi sờ vào không quá cứng dai. Nếu măng cứng và dai thì chứng tỏ măng già khi hầm lên ăn sẽ bị khô bã. Chính vì vậy, bạn không nên lựa chọn loại  măng này.
cach-nau-canh-mang-kho-sieu-ngon

Nguyên liệu nấu canh măng khô

500gr măng khô

1 cái móng giò

300gr xương

Gia vị: hạt nêm, nước mắm, hành khô, hành lá, mùi tàu

Cách nấu canh măng khô cho ngày Tết ngon

Bước 1: Sơ chế măng khô và nguyên liệu

Măng khô rửa sạch, ngâm qua đêm cho nở hết (có thể ngâm 2-3 đêm, thay nước hằng ngày), sau đó xé nhỏ hoặc thái miếng dài tuỳ ý. Hành khô lột vỏ, rửa sạch, băm nhỏ; hành lá cắt rễ cùng mùi tàu rửa sạch rồi thái nhỏ.

Với phần móng giò cạo lông, rửa sạch, chặt thành từng khúc hoặc để nguyên, xương rửa sạch. Cho móng và xương vào nồi nước sôi chần qua, rửa lại với nước cho sạch sẽ.

Tiếp đó, bạn hãy cho măng đã xé vào nồi, đổ ngập nước rồi luộc vài lần cho đến khi nước luộc trắng thì dừng. Vớt măng ra, xả lại với nước lạnh cho sạch nhiều nước cho hết những chất bảo quản của măng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
cach nau canh mang kho ngon cuc pham ngay tet
Bước 2: Xào măng trước khi nấu

Trước tiên bạn cần phải bắc chảo lên bếp, làm nóng dầu, phi thơm hành rồi cho măng vào xào sơ với 1/2 thìa hạt nêm và 1/2 thìa nước mắm cho ngấm gia vị.

Bước 3: Hầm măng

Bắc nồi lớn lên bếp, cho nước vào đun sôi rồi cho móng, xương và 1 thìa hạt nêm vào ninh trong khoảng 30-40 phút nhớ vớt bọt để nước dùng được trong. Sau đó, cho măng đã xào vào nồi xương, móng đang ninh. Tiếp tục nấu cho đến khi măng chín mềm, móng chín nhừ thì nêm lại gia vị cho vừa miệng.

Bước 4: Thành phẩm

Múc canh ra tô, rắc hành lá lên trên cho thơm và đẹp mắt. Như vậy bạn đã hoàn thiện món canh măng dành cho ngày Tết rồi đó. Chúc bạn thành công!

xem thêm;

Người xưa dặn con cháu: Giao thừa có 3 thứ trong nhà không được để rỗng, không để ý kẻo năm mới làm gì cũng trục trặc, khó khăn

Người xưa dặn con cháu: Giao thừa có 3 thứ trong nhà không được để rỗng, không để ý kẻo năm mới làm gì cũng trục trặc, khó khăn

3 thứ này đầy ắp thì cả năm gia đình thịnh vượng, giàu sang phú quý.

Điểm 1: Đêm giao thừa không để nồi rỗng

Thức ăn chính là thứ mà ai cũng cần. Với các gia đình, no đủ chính là điều cực kỳ quan trọng. Các cụ ngày xưa dặn đêm giao thừa phải có thức ăn trong nồi, nồi ở nhà không được trống, có thế thì sang năm mới sẽ không bị đói, cả năm no đủ. Thế nên trong đêm giao thừa, trong nồi cần có thức ăn nếu không sẽ ảnh hưởng đến tài vận của gia đình.

noi-nieu

Điểm 2: Vào đêm giao thừa đèn phải sáng

Mọi người đều biết rằng vào đêm giao thừa, một trong những phong tục quan trọng nhất là thức đêm, trong đêm này thì mọi người sẽ cùng nhau quây quần bên đống lửa trò chuyện, lúc này đèn trong mỗi nhà đều sáng rực, sẽ có không có hiện tượng trong nhà đen tối không có ánh sáng. Tại sao lại thế?

Lý do là đèn được bật sáng vào đêm giao thừa là để xua đuổi những ma quỷ, những con vật hung dữ, giúp cho gia đình được sum họp đầm ấm, đón một năm mới thật bình an.
gia-dinh
Gia chủ nên thắp đèn sáng từ trong nhà ra ngoài ngõ để xua đuổi vận xui của năm cũ, đón may mắn trong năm mới.

Điểm 3: Đêm giao thừa nhà không vắng người

Tết nguyên đán chính là thời điểm mà cả nhà đoàn viên. Dù có đi làm ăn xa hay gần, cứ mỗi dịp năm hết Tết đến, các thành viên trong gia đình sẽ quay về đoàn tụ cùng nhau để đón năm mới. Giao thừa là thời khắc đất trời hòa hợp, cực kỳ kỵ việc để nhà trống, không có người.
dem-giao-thua
Ngôi nhà trống rỗng mang lại cảm giác hoang mang. Như vậy thì tà ma sẽ đến trú ngụ và mang theo những điều không tốt đến. Thế nên, đêm giao thừa mọi người cần đảm bảo nhà cửa không được vắng người.