Đáy nồi bị cháy đừng dùng bùi nhùi thép, chỉ cần thêm 3 thứ này nồi sạch ngay lập tức

Nhiều người có thói quen cọ nồi bằng bùi nhùi thép nhưng nó có thể khiến nồi bị xước, trở nên xấu hơn. Vì vậy bạn hãy dùng những nguyên liệu tự nhiên này để làm sạch đáy nồi bị cháy.

Dùng nước ngọt

Một cách đơn giản để làm sạch nồi bị cháy đó là dùng nước ngọt kết hợp với bột mì. Nước ngọt có chứa axit carbonic sẽ giúp loại bỏ vết bẩn một cách hiệu quả.

Bạn chỉ cần đổ nước ngọt vào nồi rồi cho thêm bột mì và lượng nước vừa đủ sao cho mực nước cao hơn đầu ngón tay một chút. Tiếp đến đặt nồi lên bếp và đun sôi với lửa to, chờ một lúc bạn sẽ thấy lượng cặn bám đen sẽ bị giảm bớt một cách đáng kể.

Cuối cùng bạn chỉ việc đổ bỏ nước trong nồi ra và sử dụng bọt biển hoặc miếng cọ chà để làm sạch các vết cặn đen còn lại một cách dễ dàng.

Dùng vỏ cam

Một cách khác để làm sạch nồi bị cháy là dùng vỏ cam. Trước tiên bạn cho hai miếng vỏ cam vào nồi, đổ nước vừa đủ để ngâm và để yên trong một thời gian.

Tiếp đến bạn mở lửa to để đun sôi nước trong nồi. Nước sôi vài phút thì bạn giảm lửa xuống và tiếp tục đun nhỏ lửa thêm khoảng 10 phút nữa. Sau khi tắt bếp, hãy để nồi hạ nhiệt một cách tự nhiên. Đợi khi nước nguội thì đổ bỏ và sử dụng bọt biển hoặc miếng cọ chà để làm sạch các vết bẩn cứng đầu ở đáy nồi.

Một lưu ý quan trọng khi dùng vỏ cam là đun sôi vỏ cam với lửa vừa để tránh vỏ cam bị cháy sẽ càng gây khó khăn hơn cho quá trình làm sạch.

Dùng baking soda

Bạn cũng có thể sử dụng baking soda hoặc bột mì kết hợp với giấm trắng để tẩy rửa. Cả hai đều có khả năng hấp thụ và làm sạch hiệu quả. Trước tiên hãy rắc một lượng đủ dùng của baking soda hoặc bột mì lên khu vực cháy đen sau đó đổ đều giấm trắng lên trên.

Bạn nấu sôi hỗn hợp trên và để ngâm một thời gian. 10 phút sau, khả năng hấp thụ của bột và axit acetic trong giấm sẽ làm mềm vết bẩn, giúp loại bỏ chúng dễ dàng hơn.

Nếu muốn làm sạch hơn thì bạn thêm hai giọt nước rửa chén vào nồi sau đó chà rửa với miếng cọ. Axit acetic từ giấm giúp mềm cặn bẩn còn nước rửa chén giúp tẩy rửa hiệu quả. Chỉ vài lần lau chùi là vết cháy đen dưới đáy nồi sẽ biến mất. Bạn rửa sạch nồi với nước nhiều lần để kết thúc quá trình làm sạch.

Theo các chuyên gia thì việc để nước trong nồi cạn có thể dẫn đến hậu quả khác nhau tuỳ thuộc vào chất liệu của nồi. Chẳng hạn chảo sắt có thể nóng đỏ và biến dạng trong khi nồi nhôm có thể chảy và nồi hầm có thể nứt vỡ.

Thậm chí, nồi cạn nước có thể gây ra cháy và các nguy hiểm khác. Vậy nên khi nấu bạn nhớ kiểm soát nhiệt độ để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình.

Bên cạnh đó, để tránh việc cặn thức ăn bám lại sau khi đổ ra, bạn nên ngâm nồi trong nước, sau đó thêm baking soda và giấm trắng. Sự kết hợp này sẽ giúp làm mềm cặn bẩn, làm cho việc vệ sinh sau đó trở nên dễ dàng hơn.

xem thêm;

5 vị trí đặt hũ gạo trong nhà khiến bất hòa, làm ăn lụi bại

Ngoài công dụng cất giữ gạo, hũ gạo còn có những tác dụng phong thủy vô cùng to lớn. Theo phong thủy, để “tiền vào như nước”, tài vận hanh thông, thuận lợi, khi đặt hũ gạo, gia chủ nên chú ý những nguyên tắc dưới đây.

Không đặt hũ gạo ở hướng Đông và Đông Nam

Một số thầy phong thủy cho rằng hũ gạo là nơi để gạo, thuộc Thổ vì vậy nên đặt hũ gạo ở hướng Tây Nam hoặc Đông Bắc của bếp và để sát mặt đất (phải chú ý đến chống ẩm).

Tuyệt đối không để cho hũ gạo trống rỗng

Bên cạnh đó, Ngũ hành Mộc khắc Thổ, gia chủ không nên đặt hũ gạo ở hướng Nam hoặc Đông Nam của ngôi nhà vì dễ khiến tài lộc hư hao, thất thoát, vận may cũng tự nhiên mà không còn nữa.

Người xưa quan niệm hũ gạo đại diện cho “kho lương”, cho tài lộc cũng như sự no đủ, sung túc của gia đình, vì vậy gia chủ nên cố gắng giữ cho hũ gạo được đầy.

Tuy nhiên, trong trường hợp khác, giữ ít gạo trong hũ cũng được coi là tài lộc còn lại. Gạo trong hũ hết chẳng khác nào lương bổng vừa đến đã đi. Cho nên, khi gạo gần hết, bạn cần phải mua tiếp đợt gạo tiếp theo để cho vào bình.

Chất liệu làm hũ gạo

Khoa học chứng minh rằng đựng gạo trong thùng nhựa về lâu dài không tốt về mặt sức khỏe đồng thời trong phong thủy cũng không mang lại may mắn cho gia chủ.

Theo đó sành, gốm, sứ – thuộc hành Thổ là tốt nhất, bởi như là một mảnh đất sinh ra tài lộc, sự sống, hưng vượng, tốt lành. Thổ gạo và Thổ gốm, sứ sẽ giúp Thổ khí thêm tốt lành, ổn định lâu dài, càng giúp cho Thổ khí thêm bền bỉ và ổn định, mang tới những điều tốt lành cho gia chủ.

Nơi để hũ gạo phải sạch sẽ, kín đáo

Phong tục tập quán truyền thống của người phương Đông là cất giữ thóc gạo ở chỗ kín. Vì vậy gia chủ nên đặt nó ở chỗ một góc khuất, kín đáo. Nếu đặt hũ gạo ở nơi tấp nập người qua lại sẽ khiến tài lộc tiêu tán khó tụ lại, gia đình cũng không được hưởng nhiều phước lộc.

Nơi đặt hũ gạo cũng cần phải sạch sẽ và quét dọn thường xuyên. Nếu có thời gian rỗi, gia chủ nên lau chùi phía ngoài bình đựng gạo để nó trông được sạch sẽ và luôn luôn mới. Có nhiều người thường không mấy quan tâm điều này nhưng đây là việc cần làm giúp đưa lại may mắn cho gia đình.

Gia chủ cần giữ nơi đặt bình gạo sạch sẽ và quét dọn thường xuyên. Có nhiều người thường không mấy quan tâm điều này nhưng đây là việc cần làm giúp đưa lại may mắn cho gia đình.

Màu sắc hũ đựng gạo không nên sặc sỡ

Một hũ gạo mang lại may mắn cho phong thuỷ nhà ở khi nó có màu nâu đất hoặc vàng đất vì mang Thổ khí vượng. Nếu là thời xa xưa, màu sắc này lại càng phổ biến trong nhiều gia đình vì đơn thuần nó mang lại sự may mắn và lộc tài cho các thành viên trong gia đình.