Tổ Tiên dặn kỹ: “Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”, vì sao vậy? - Tạp Chí Hoa Kỳ

Tổ Tiên dặn kỹ: “Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”, vì sao vậy?

Trong ngày này, người Việt thường đi lễ chùa và làm mâm cơm cúng dâng lên tổ tiên bày tỏ lòng biết ơn, trân trọng với người đã khuất và mong một năm mới an lành, may mắn.

Cúng Rằm tháng Giêng hay Tết Nguyên Tiêu là một ngày lễ quan trọng của người dân Việt nhưng không phải ai cũng biết nguồn gốc và ý nghĩa của ngày này.

Tại sao “cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”?

Vì sao “Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng”?

Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới âm lịch (“Nguyên” là thứ nhất, “Tiêu” là đêm).

Cúng Rằm tháng Giêng là ngày lễ quan trọng trong đời sống tâm linh người Việt nên ông bà ta có câu: “Cúng quanh năm không bằng rằm tháng Giêng” hay “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”.

cung ram thang gieng

Dân gian có nhiều giải thích. Có truyền thuyết cho rằng, Tết Nguyên Tiêu bắt nguồn từ việc đồng áng trong dân gian. Sau ngày Rằm tháng Giêng hàng năm, công việc cày bừa của vụ chiêm sẽ bắt đầu, bà con nông dân ở các nơi đều khẩn trương chuẩn bị cho công việc đồng áng. Trước khi xuống đồng, họ làm lễ để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Có ý kiến cho rằng, Rằm tháng Giêng bắt nguồn từ hoạt động của Phật giáo, vào ngày này chư Tăng tập trung đông đủ để nghe Phật thuyết Pháp. Những người theo đạo Phật dùng ngày này để tưởng nhớ đức Phật… Nhiều người tin rằng đây là đêm Phật giáng lâm nên rằm tháng Giêng thường là dịp người người đi chùa cầu an, cầu may, cúng sao giải hạn…

Việc cúng lễ trong ngày này phần lớn được tổ chức tại chùa, vì ngày Rằm tháng Giêng còn là ngày vía của Phật tổ. Vào ngày này, người Việt thường đi chùa lễ Phật để cầu mong quanh năm an lành cho bản thân và gia đình. Hoặc cũng có gia đình Việt Nam tụ tập ở nhà trưởng họ hay nhà thờ họ.

Trước đây, lễ rằm tháng Giêng còn thường gọi là Tết muộn bởi những gia đình khá giả tiếp tục ăn Tết và chơi mai, đào nở muộn; những người đi làm ăn xa ở lại qua ngày rằm tháng Giêng mới lên đường… Vì vậy, từ lâu trong tâm thức người Việt, rằm tháng Giêng đã có ý nghĩa không khác gì ngày Tết Nguyên đán.

Cùng với rằm tháng Giêng, còn có rằm tháng Bảy là Tết Trung Nguyên và rằm tháng Mười là Tết Hạ Nguyên là những ngày rằm quan trọng nhất của người Việt Nam.

Phong tục đẹp ngày Rằm tháng Giêng của người Việt

Ngày rằm tháng Giêng, người Việt thường đi chùa lễ Phật hoặc các đền miếu, di tích lịch sử để cầu bình an, tốt lành cho bản thân và gia đình. Đây cũng là dịp để các thành viên trong gia đình cùng chuẩn bị mâm cơm cúng, đứng trước bàn thờ tổ tiên nhớ về công đức của các bậc sinh thành, nhớ về nguồn cội.

Tuỳ vào điều kiện kinh tế và phong tục tập quán mà mỗi gia đình, vùng miền có mâm cỗ cúng khác nhau. Nhưng tựu chung lại đều thể hiện lòng tấm lòng thành kính đối với Phật, thánh, ông bà, tổ tiên.
Tet nguyen tieu
Theo phong tục truyền thống trước đây vào đêm Rằm tháng Giêng, nơi đâu cũng treo đèn, kết hoa, ngâm thơ, bình thơ và thực hiện các nghi lễ cúng rằm tháng Giêng. 

Trong tâm thức người Việt, ngày rằm tháng Giêng cũng quan trọng chẳng kém Tết Nguyên án. Những giá trị tâm linh, giá trị nhân văn mà ngày rằm tháng Giêng đem lại, sẽ trở thành hành trang để con người vững tin bước vào một năm mới với tâm thế lạc quan, tin tưởng vào những điều tốt đẹp.

xem thêm;

Luộc gà cúng Rằm tháng Giêng đừng vội vớt ra ngay: Làm thêm bước này gà giòn da, vàng ươm ai cũng thích

Với mẹo luộc gà dưới đây bạn sẽ có một con gà cúng thơm ngon, đẹp mắt ai cũng phải gật gù khen khéo léo.

Nguyên liệu cần thiết cho món gà luộc

1kg gà ta

1 chút hành tươi

3-4 chiếc lá chanh non,

1 nhánh gường tươi

1 nắm muối

1 chiếc nồi luộc gà
Bí quyết luộc ga da giòn sần sật

Bí quyết luộc ga da giòn sần sật

Cách luộc gà ngon giòn sần sật

Bước 1: Trước tiên khi bạn mua gà về cần làm sạch gà dưới vòi nước. Bạn có thể xát muối và rửa đi rửa lại nhiều lần đến khi gà sạch và hết mùi hôi đặc trưng của gà.

Bước 2: Bạn hãy cho vài lát gừng vào nồi nước, vặn to lửa và đun sôi già nước. Rồi sau đó bạn tắt bếp sau khi nước sôi sủi tăm. Bạn hãy nhúng gà vào nồi nước này trong khoảng 30 giây rồi nhấc ra làm như vậy lặp đi lặp lại bước này khoảng 3 lần.

Bước 3: Tiếp đó, bạn hãy cho gà vào nồi nước mới, luộc đến khi sôi, sau đó vặn nhỏ lửa và tiếp tục đun trong 10 phút. Rồi để biết gà đã chín hãy chưa bạn hãy  dùng đầu đũa xăm vào đùi gà, nếu thấy thịt gà đã chuyển màu trắng ngà, không có máu chảy ra, nghĩa là gà đã chín đều bạn có thể tắt bếp.  Rồi ngay sau đó bạn lấy gà ra và ngâm ngay vào nước đá trong khoảng từ 2-  3 phút.
Cách luộc gà ngon

Cách luộc gà ngon

Khi thịt gà nóng gặp nước đá có tác dụng làm da và các cơ thịt gà co lại, tạo độ giòn và chắc cho thịt. Bên cạnh đó, với bí quyết giúp gà không bị nát, xa bị tách rời sau khi chặt. Bạn hãy nhớ tuân thủ 3 bước này, bạn sẽ có được đĩa thịt gà bắt mắt hơn cả ngoài nhà ai cũng thích. Chúc ban thành công với món gà luộc da giòn sần sật ngon hơn cả ngoài nhà hàng.