Nhét gối vào túi nilon đen rồi đem phơi nắng: Mẹo hay mang đến lợi ích tuyệt vời, ai không biết thật là phí

Cách làm nghe có vẻ kỳ lại này có thể mang đến lợi ích bất ngờ. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Gối là vật dụng không thể thiếu trong nhà, giúp chúng ta có giấc ngủ ngon mỗi đêm. Tuy nhiên, việc vệ sinh gối lại không được nhiều người chú ý.

Gối rất dễ bị bẩn do dầu trên da mặt, da đầu, gàu và thậm chí là nước bọt chảy lên gối. Sau một thời gian sử dụng và không được vệ sinh, gối sẽ trở thành ổ vi khuẩn, mạt bụi, có mùi hôi khó chịu và dễ gây ra tình trạng mẩn ngứa, nổi mụn…

Mạt bụi là những vi sinh vật rất nhỏ, thích sống trong môi trưởng ấm và ẩm như ga giường, chăn, gối… Do đó, chúng ta phải thường xuyên giặt sạch và phơi khô chăn, ga, gối để loại bỏ mạt bụi.

Các chuyên gia khuyên rằng nên giặt vỏ gối 1 lần/tuần. Với ruột gối, nên giặt ít nhất 2 lần/năm, 2 năm nên thay ruột gối một lần.

Tuy nhiên, việc giặt ruột gối không hề đơn giản. Nó có thể làm ảnh hưởng đến độ êm ái của gối, khiến ruột gối bị xẹp.

Để khử khuẩn cho ruột gối nhanh hơn mà không cần phải giặt, bạn có thể áp dụng cách sau đây.

Hãy cho ruột gối vào túi nilon đen to, bịt kín miệng túi rồi đem đi phơi nắng trong vòng 2 giờ. Nếu túi nhỏ thì bạn có thể dùng 2 túi nilon đen để bọc từ hai đầu của ruột gối.
nhet-ruot-goi-vao-tui-nilon-den-01
Túi nilon đen có đặc tính hấp thụ nhiệt. Khi buộc kín túi lại và đem phơi dưới ánh nắng mặt trời, nhiệt độ bên trong túi sẽ tăng lên, thậm chí cao hơn 55 độ C. Nhờ đó, các vi khuẩn và mạt bụi bên trong ruột gối sẽ được tiêu diệt.

Thực tế, bạn có thể phơi ruột gối trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, nhét ruột gối vào bên trong túi nilon đen sẽ giúp tăng hiệu quả.
nhet-ruot-goi-vao-tui-nilon-den-02
Để làm sạch các vết ố vàng, cặn bẩn bám trên gối, bạn vẫn phải đem gối đi giặt. Bạn có thể tham khảo 2 cách dưới đây.

Giặt ruột gối bằng tay

Với cách giặt bằng tay, bạn cần hòa tan bột giặt/nước giặt với nước nóng. Ngâm ruột gối trong nước này khoảng 15-20 phút để các chất bẩn tan ra và vi khuẩn được tiêu diệt. Sau đó, dùng tay bóp gối nhẹ nhàng để các chất bẩn trôi ra hết.
nhet-ruot-goi-vao-tui-nilon-den-03
Xả nước nhiều lần đến khi loại bỏ hết xà phòng trong gối. Dùng khăn bông lớn thấm hút hết nước trên gối. Bạn không nên vắt mạnh, làm xoắn ruột gối. Như vậy ruột gối sẽ nhanh hỏng, dễ bị xẹp và mất dáng. Cuối cùng, mang ruột gối đi phơi nắng cho khô hẳn.

Giặt ruột gối bằng máy giặt

Hãy xếp ruột gối vào lồng giặt. Nên xếp lượng gối vừa phải, không nhồi nhét nhiều gối vào máy giặt cùng một lúc.

Đổ bột giặt/nước giặt vào ngăn đựng chất tẩy rửa. Thêm nước xả tùy thích. Chọn chế độ giặt nhẹ, thời gian giặt dài và vắt nhẹ. Tránh chọn chế độ giặt và vắt quá mạnh vì nó có thể làm hỏng ruột gối.
nhet-ruot-goi-vao-tui-nilon-den-04
Khi giặt xong, hãy mang gối đi phơi ở nơi khô ráo, thoáng mát, có ánh nắng mặt trời thì càng tốt.

Lưu ý, hãy quan sát nhãn gắn trên gối. Có một số sản phẩm sẽ không giặt bằng máy và không giặt bằng nước nóng. Với những loại này, bạn có thể phải lựa chọn hình thức giặt hấp hoặc giặt khô.

Các loại gối làm bằng lông vũ, xốp hoặc cao su thì không nên giặt bằng máy.

Ruột gối bị ố vàng hoặc dính những vết bẩn cứng đầu thì nên sử dụng thêm các chất có tính tẩy rửa như baking soda, giấm trắng hoặc mạnh hơn là thuốc tẩy chuyên dụng.

xem thêm;

Dùng ấm điện để đun nước, cứ 10 nhà thì 9 nhà mắc phải sai lầm này, nên nhắc người thân sửa sớm

Tuy việc sử dụng ấm điện để đun nước rất đơn giản nhưng nhiều người vẫn mắc sai lầm làm rút ngắn tuổi thọ của thiết bị cũng như gây hại cho sức khỏe con người.

Rất nhiều gia đình dùng ấm điện để đun nước vì tính tiện lợi của nó. Chỉ cần cho nước vào ấm, bật công tắc lên và đợi vài phút là có nước sôi để sử dụng ngay.

Tuy việc sử dụng ấm điện để đun nước rất đơn giản nhưng nhiều người vẫn mắc sai lầm làm rút ngắn tuổi thọ của thiết bị cũng như gây hại cho sức khỏe con người. Điển hình là 5 lỗi sau, cứ 10 nhà thì 9 nhà mắc phải.

1. Mua ấm điện loại nào cũng được

Chức năng chính của ấm điện là đun sôi nước, nhiều bạn mua ấm điện đều nghĩ rằng ấm loại nào cũng giống nhau, loại rẻ tiền cũng được, miễn là có thể đun sôi nước. Nhưng thực tế, khi mua ấm điện, bạn nên chọn những chiếc ấm được làm bằng chất liệu thép không gỉ.

Thực ra thép không gỉ được chia thành nhiều loại. Khi mua ấm điện, tốt nhất nên chọn ấm được làm bằng thép không gỉ 304. Loại thép này được có khả năng chống ăn mòn và chịu được nhiệt độ cao. Mua ấm điện làm bằng loại thép này thì nước sau khi được đun sôi sẽ đảm bảo an toàn hơn.

Dùng ấm điện để đun nước, cứ 10 nhà thì 9 nhà mắc phải sai lầm này, nên nhắc người thân sửa sớm - 3

2. Cho quá nhiều nước vào ấm điện

Nhiều người có thói quen đổ đầy nước vào ấm điện, nhưng việc này thực sự tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nguyên nhân là nước bên trong sẽ tràn ra khi sôi, và nước còn có thể chảy vào đế ấm, gây đoản mạch, hỏng hóc.

Trên thực tế, mực nước tối đa được ghi trên thành trong của ấm. Khi đun nước, không nên đổ nước vượt quá mức này để đảm bảo an toàn về điện trong gia đình.

3. Bật nguồn điện của ấm trước rồi mới cho nước vào

Khi sử dụng ấm điện, một số người có thói quen bật nguồn điện của ấm trước rồi mới lấy ca, vật chứa khác múc nước đổ vào ấm điện. Cách này sẽ gây hư hại cho ấm đun nước, vì nếu không có nước trong ấm điện thì ấm sẽ ở trạng thái sôi khô.

Mặc dù thời gian ấm sôi khô mỗi lần không quá lâu, nhưng tình trạng này kéo dài dễ làm ấm bị cháy, thậm chí có thể gây ra đoản mạch, chập điện. Vì vậy, khi sử dụng ấm điện để đun nước, trước tiên chúng ta nên đổ nước vào ấm rồi mới đặt ấm lên đế ấm và cắm điện, bật công tắc.

Khi đặt ấm điện lên đế, bạn cũng phải quan sát xem trên đế có còn vệt nước nào không. Nếu có nước trên đó, hãy lau khô trước khi đặt ấm lên, nếu không có thể xảy ra đoản mạch. Sau mỗi lần sử dụng, nên rút nguồn điện của ấm ra.

Dùng ấm điện để đun nước, cứ 10 nhà thì 9 nhà mắc phải sai lầm này, nên nhắc người thân sửa sớm - 4

4. Đổ hết nước ra ngoài sau khi đun sôi nước

Nước sau khi đun sôi, chúng ta cần đổ vào bình nước hoặc phích nước để sau này dùng pha trà hoặc làm gì đó. Nhưng khi đổ nước, chúng ta không nên đổ hết nước trong ấm đi. Tốt hơn hết hãy trừ lại một ít nước bên trong.

Nguyên nhân là do khi ấm điện vừa tắt và đế ấm vẫn còn nóng, nếu đổ hết nước trong ấm ra có thể làm rơ le nhiệt bị khô, làm ảnh hưởng tới tuổi thọ của ấm. Vì vậy, mỗi lần chúng ta đổ nước, tốt nhất nên để lại một ít nước trong đó, lần sau đun nước thì đổ nước đi và làm sạch trước khi sử dụng, điều này có thể đảm bảo tuổi thọ của ấm, khiến ấm nhanh hỏng.

5. Hiếm khi vệ sinh ấm điện

Chúng ta phải thường xuyên vệ sinh cặn bên trong ấm, nếu lâu ngày không làm sạch bên trong sẽ dần hình thành một lớp vảy màu vàng. Khi sử dụng một chiếc ấm như vậy để đun sôi nước, nó không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng nước mà còn có thể gây hại cho sức khỏe của chúng ta. Vì vậy việc vệ sinh ấm điện là điều rất cần thiết.

Để loại bỏ cặn này, bạn hãy đổ giấm trắng vào ấm rồi cho thêm nửa bát nước. Sau đóm bật ấm điện lên để đun sôi nước.

Sau khi nước bên trong đã sôi, để yên khoảng 10 phút rồi đổ nước bên trong ra. Lúc này, bạn sẽ thấy lớp cặn ở đáy ấm đã mờ đi rất nhiều. Tiếp theo, hãy dùng giẻ lau sạch là cặn bẩn bên trong ấm sẽ được loại bỏ hoàn toàn.

Sở dĩ giấm có thể loại bỏ cặn bẩn bên trong ấm điện là do cặn có tính kiềm, giấm trắng có chứa axit. Trung hòa axit và kiềm có thể loại bỏ cặn bên trong.