Cách luộc gà cúng đẹp không rách da, thịt ngọt săn chắc chuẩn như nhà hàng nhờ mẹo này - Tạp Chí Hoa Kỳ

Cách luộc gà cúng đẹp không rách da, thịt ngọt săn chắc chuẩn như nhà hàng nhờ mẹo này

Gà cúng là món lễ vật không thể thiếu trong dịp tuần rằm, lễ lạt của người Việt. Luộc gà cúng đặc biệt ngoài ngon thì phải đảm bảo về hình thức để mang lại nhiều may mắn

Gà cúng đặc biệt rất quan trọng từ kỹ thuật vặt lông, tới cách buộc gà cánh tiên và cách luộc. Bởi gà cúng buộc dáng cánh tiên nên khi luộc càng cần chú ý hơn gà luộc thông thường để đảm bảo hình thức đẹp, không rách da, khi ăn vẫn ngon.

Đĩa gà cúng vô cùng quan trọng trong mâm lễ của người Việt, nên những người nội trợ đảm đang sẽ thấy vô cùng áy náy nếu luộc gà cúng không đẹp.

ga-cung
Chọn gà cúng

Quan niệm cúng gà trống đã ăn sâu vào tiềm thức nhiều người nên bạn nhớ chọn gà trống tơ không đạp mái. Gà sau mổ còn khoảng 1,2-1,5kg là đẹp nhất để cúng không bị quá to không quá nhỏ. Gà còn sống tầm 2kg sau khi thịt hao mất 5-6 lạng lông, lòng mề nội tạng. Gà cúng gia tiên nên nhớ lấy cả bộ lòng về luộc cùng để không bị “thiếu”.

Hiện nay dịch vụ thịt gà rất nhanh tiện nên bạn chỉ cần chọn gà không phải làm thịt. Bạn cần chọn gà mào đỏ, nhúa cao đều, lông mượt bóng, mỏ không có nước, mắt nhanh, gà khỏe, ức gà căng nhưng diều không căng. Cựa gà vừa phải không dài, không thâm tím.

Còn với gà thịt sẵn thì chọn con có da màu vàng nhạt tự nhiên, lớp da mỏng đều toàn thân, thịt săn chắc, phao câu nhỏ, có ít mỡ ở phần cổ và phần đùi.
ga-cung-dep

Nếu bạn không thuê được người mổ và làm gà cánh tiên thì có thể tham khảo cách tự làm sau:

Gà cúng không nên mổ phanh vì sẽ xấu mà cần mổ moi, tức chỉ moi một phần nhỏ bụng sau gà để lấy nội tạng. Chú ý cắt tiết gà để tránh bị thâm máu, gà sẽ bị đen cổ. Để tạo dáng gà chầu cánh tiên, cần lấy dao sắc rạch hai bên cổ gà, nhét phần cánh về phía miệng thông qua hai đường này. Nếu thích dáng gà bay, hãy bẻ nhẹ hai cánh gà về phía lưng, buộc cố định phần khớp xương của hai cánh lại với nhau. Tránh buộc chặt quá sẽ tạo vết hằn đứt trên cánh.

Kỹ thuật luộc gà đẹp và ngon

Vì gà cánh tiên sẽ không lật dở trong quá trình luộc nên bạn cần chuẩn bị nồi rộng để dáng gà giữ tốt nhất và đẹp nhất.

Đặt gà vào đĩa rồi đặt vào nồi cho dáng gà ngay ngắn. Lót đĩa ở dưới để bụng gà không bị rách.

Để gà ngon, bạn chuẩn bị siêu nước sôi đủ ngập gà. Bởi nếu không ngập gà thì phần da gà sẽ không đều màu không đẹp và để không phải lật gà tránh bị xước da.

Đặt gà vào nồi, sau đó rót nước sôi vào bật bếp. Cho nước sôi để da gà co nhanh lại thì thịt gà bên trong sẽ ngọt. Để nước sôi lại thì bật liu riu om gà chín trong nhiệt tầm 70 độ C, tránh để nước sôi bùng lên gà sẽ bị rách da và thịt bị khô lớp ngoài mà lớp trong chưa chín. Nhiều người thường cho gà vào từ nước lạnh nhưng cách đó khiến nước gà tiết ra nên thịt hay bị khô và giảm ngọt.
ga-cung-dep-ngon

Gia vị luộc gà: Gà bình thường thì bạn có thể thêm hành nướng, gừng, lá chanh vào nước luộc để gà thơm. Nhưng với nhiều gia đình khi thờ thì có kiêng vị hành tỏi. Do đó bạn cần chú ý quan niệm của gia đình để có nên nêm gia vị hành tỏi không. Nếu không kiêng thì bạn nướng hành củ, gừng củ rồi rửa lớp đen cháy do nướng, thả vào nồi, nêm bột nêm, mì chính để nước thơm gà ngọt hơn.

Lòng tiết nên nhớ đặt cùng gà cúng. Nhưng để lòng tiết không làm xấu màu da gà thì bạn nên luộc chúng ở nồi riêng. Đun nước sôi thả lòng tiết vào và om tầm 80 độ C khoảng 10 phút là được. Vớt lòng tiết ra đặt dưới đáy đĩa.

Gà om tầm 30 phút là chín tùy theo kích thước gà, gà tầm 1,5kg om tầm 30 phút là gà đủ chín. Vớt gà ra gà sẽ không bị nứt da, dáng gà nguyên vẹn vì không bị chọc đũa, lật dở và thịt gà chín đều trong ngoài không bị khô thịt.

Vớt gà và tạo màu gà đẹp

Khi gà chín, vớt gà ra bạn có thể đặt gà vào thau nước đá lạnh to để gà nhanh săn lại. Muốn màu da gà bóng đẹp hơn bạn có thể quét một lớp nước mỡ nghệ để da gà vàng hơn. Tuy nhiên khi bạn chọn gà ngon màu da gà vàng tự nhiên trông sẽ đẹp và ăn ngon hơn là quét nước mỡ nghệ. Gà luộc xong thịt chín, ngon mềm, không rách da, gà cúng đẹp săn chắc, khi chặt ra ăn thịt chín đều ăn ngọt và mọng nước. .

XEM THÊM’

Cứ đi như thế này, bảo sao xe tay ga của chị em lại nhanh hỏng

Những thói quen xấu của chị em khi đi xe tay ga không chỉ làm giảm hiệu suất của động cơ mà chúng còn vạch ra con đường thẳng tắp dẫn phương tiện của các nàng đến bãi phế liệu.

Chị em thường không rành về máy móc lắm, nên những thói quen xấu dưới đây đôi khi vô tình làm chiếc xe của chị em nhanh bị hỏng hóc.
di-xe-may-1

1. Đề nổ máy là vận hành ngay

Đây là một thói quen cực kỳ hay mắc phải của chị em phụ nữ khi điều khiển xe ga. Trong thời đại chạy đua như hiện nay thì nhu cầu cấp thiết của công việc như đưa con đi học, đi nhanh cho kịp giờ làm… đã vô tình khiến những chiếc xe dần bị hư hại.

Điều này lại cực kỳ nguy hại đối với dòng xe sử dụng công nghệ phun xăng điện tử. Mỗi khi bật máy, đèn báo Fi sẽ bật sáng để kiểm tra các cảm biến và nạp nhiên liệu vào vòi bơm để chờ nổ máy. Khi đèn báo Fi tắt có nghĩa là xe đã sẵn sàng chờ ấn nút khởi động xe. Nếu người sử dụng xe có trang bị hệ thống phun xăng điện tử vì một lý do nào đó tăng ga trước khi đèn Fi tắt sẽ vô tình làm sai quy trình khởi động.

2. Trùm áo mưa lên đầu xe

Xe tay ga thường có lợi thế với sàn để chân rộng và tay lái thoáng nên nhiều chị em thường trùm cả áo mưa qua đầu xe để không bị ướt và kín gió hơn. Thế nhưng khi trùm áo mưa qua đầu xe, các chị em đã làm giảm đi sự linh hoạt của đầu xe bởi áo mưa ướt sẽ quấn chặt vào tay lái và đồng thời cũng tăng sức cản gió do áo mưa căng ra khi di chuyển.
phu_nu_mac_ao_mua

3. Lốp hết hơi vẫn cứ đi

Xe ga nặng hơn rất nhiều xe số, việc này khiến cho chị em không có nhiều cảm giác khi di chuyển. Nhiều khi lốp xe có vấn đề nhưng chị em vẫn đi lại nhiều, dẫn đến hư hại cho xe.

Khi lốp đủ căng, áp suất lốp hợp lý sẽ khiến xe dễ dàng lăn bánh, giảm thiểu công hao phí, bám đường tốt hơn và điều quan trọng là khi lốp “non” sẽ rất khó lái, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn trên đường.

4. Ý nghĩ dùng dầu nào chẳng được

Dầu nhớt nên được thay thường xuyên theo quy định dành cho xe, và phải thay loại dành riêng cho xe ga. Nếu chị em thay dầu linh tinh, rẻ tiền hoặc loại không phù hợp sẽ làm động cơ truc trặc, hỏng hóc, nhanh hại máy.

6 thói quen khi đi xe tay ga của chị em khiến xe hỏng hóc nặng, dễ gây tai nạn cho mình

5. Chạy xe như “rùa bò”

Thói quen di chuyển xe ở tốc độ quá chậm sẽ khiến xe sản sinh một lượng nhiệt lớn, khiến cho quạt làm mát tại vị trí két nước phải hoạt động liên tục, vừa gây tốn xăng vừa làm máy không được bền. Tất nhiên, điều này sẽ không ép chị em phải phóng nhanh nhưng chạy xe rì rà quá chậm sẽ khiến xe mau xuống. Nhất là với dòng xe sử dụng két nước, sẽ làm nhiệt độ máy tăng cao, xe tốn nhiên liệu hơn rất nhiều.

6. Thuận tay nào dùng phanh tay đấy

Nhiều người do chỉ thuận một tay nên chỉ sử dụng đúng một bên phanh tay đấy. Thông thường là tay phanh bên phải. Tuy nhiên, để phanh hoạt động tốt nhất, ăn nhất, an toàn nhất thì chúng ta nên dùng đồng thời cả 2 bên tay phanh. Việc sử dụng phanh trước sẽ gây nguy hiểm bởi đường kính vành xe nhỏ, hành trình giảm xóc ngắn dẫn đến ngã xe.

Chính vì thế, khi sử dụng phanh, nên sử dụng đồng thời cả phanh trước và phanh sau, như thế sẽ đảm bảo được an toàn.

7. Không vệ sinh phao xăng

Đối với nhiều chiếc xe tay ga đời mới, nhiều xe như SH, SCR… đều sử dụng kiểu phao xăng được thiết kế kèm theo một lưới lọc bao bọc lấy ống hút xăng. Cụm phao xăng nằm ngâm ngay trong bình chứa nhiên liệu. Rất nhiều chủ xe đã bỏ qua chi tiết này khi tiến hành bảo dưỡng cũng như khi sử dụng. Điều này khiến cho tấm lưới lọc sau một thời gian sử dụng sẽ gây tắc ống hút xăng, hỏng bơm xăng.