Vì sao phích cắm điện dẹt lại có ‘một lỗ nhỏ’: Tưởng vô ích nhưng công dụng không ngờ

0
154

Có nhiều người không hề biết đến tác dụng của hai lỗ tròn trên chấu phích cắm dẹt và vì sao nhà sản xuất lại thiết kế như vậy.

Phích cắm điện dẹt có hai lỗ tròn để làm gì?

Nguyên nhân chính của việc thiết kế thêm hai lỗ tròn trên phích cắm điện dẹt là nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng. Khi ghim phích cắm vào ổ, loại phích dẹp có hai đầu tròn sẽ tiếp xúc vừa khớp với phần nhô cao bên trong ổ cắm. Sự vừa vặn này giúp phích cắm được giữ chặt, ổn định, không gây ra tình trạng lỏng lẻo, giảm nguy cơ chập điện khi sử dụng.

 

Chính từ khả năng giữ phích cắm ổn định và chắc chắn, hạn chế tối đa nguy cơ hở chân, rò rỉ điện. Phích cắm dẹt là một trong những lựa chọn lý tưởng dành cho các gia đình có trẻ nhỏ.
phichcam

Bên cạnh đó, việc thêm vào hai lỗ tròn đã giúp giảm thiểu độ ma sát trong quá trình phích cắm tiếp xúc với ổ cắm, giúp phòng tránh nguy cơ chập tia lửa điện.

 

Không những đảm bảo an toàn, hai lỗ tròn trên phích cắm điện dẹt còn giúp ích cho nhà sản xuất trong việc gắn niêm phong, giúp người dùng dễ dàng kiểm tra tình trạng của sản phẩm. Ngoài ra, việc khoét hai lỗ tròn nhỏ đã thực sự giúp các nhà sản xuất tiết kiệm được lượng nguyên vật liệu đáng kể.
Ai nghĩ ra việc tạo lỗ trên phích cắm?

Các lỗ trên ngạnh phích cắm diện dẹt là sáng tạo của Harvey Hubbell Jr., người rất nỗ lực tìm cách làm cho phích cắm dễ dàng vào ổ hơn.

Giải pháp ban đầu của ông là thêm những vết lõm nhỏ bên trong chân phích cắm; chúng sẽ tiếp xúc với những chỗ lồi lõm bên trong ổ cắm. Cuối cùng, các vết lõm được thay thế bằng các lỗ, mặc dù ý tưởng cơ bản vẫn giữ nguyên.

phich-cam-14105462
Có phải tất cả các phích cắm điện đều có lỗ?

 

Về cơ bản, chỉ có hai loại phích cắm điện chân dẹt sử dụng lỗ đục trên chân: Phích cắm Type-A với hai chân dẹt; phích cắm Type-B với chân dẹt và một chân tròn nối đất chống giật. Những loại phích cắm này phổ biến ở Mỹ, Canada, Nhật Bản và một số quốc gia khác. Tiêu chuẩn này còn được gọi là tiêu chuẩn NEMA.

Trong khi đó, tại nhiều quốc gia châu Âu và châu Á khác, phích cắm chân tròn vẫn phổ biến hơn và loại phích cắm này không cần thiết phải có lỗ đục, vì thiết kế chân tròn và ổ tròn tạo được độ bám tốt hơn.