Căn cứ Điều 57 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định giấy phép lái xe:Điều 57. Giấy phép lái xe1. Giấy phép lái xe bao gồm các hạng sau đây: Hạng B cấp cho người lái xe ô tô chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 3.500 kg; các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng B kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg;
đ) Hạng C1 cấp cho người lái xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 3.500 kg đến 7.500 kg; các loại xe ô tô tải quy định cho giấy phép lái xe hạng C1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B;
– Xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 7.500 kg
– Các loại xe ô tô tải quy định cho giấy phép lái xe hạng C kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg
– Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B và hạng C1
Từ ngày 01/01/2025, bằng lái xe hạng C lái được xe gì? Thời hạn bao lâu? (Hình từ Internet)
Bằng lái xe hạng C được nâng lên hạng nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 60 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định đào tạo lái xe:
Điều 60. Đào tạo lái xe
3. Việc đào tạo để nâng hạng giấy phép lái xe thực hiện đối với những đối tượng sau đây:a) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng B lên hạng C1 hoặc lên hạng C hoặc lên hạng D1 hoặc lên hạng D2;b) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng C1 lên hạng C hoặc lên hạng D1 hoặc lên hạng D2;) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng C lên hạng D1 hoặc lên hạng D2 hoặc lên hạng D; Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng D1 lên hạng D2 hoặc lên hạng D;đ) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng D2 lên hạng D;
e) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng B lên hạng BE, từ hạng C1 lên hạng C1E, từ hạng C lên hạng CE, từ hạng D1 lên hạng D1E, từ hạng D2 lên hạng D2E, từ hạng D lên hạng DE.[…]Như vậy, bằng lái xe hạng C được nâng lên hạng D1 hoặc lên hạng D2 hoặc lên hạng D hoặc hạng CE thông qua hình thức đào tạo nâng hạng.
Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ không được dừng xe ở vị trí nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 18 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ không được dừng xe ở vị trí sau:
– Bên trái đường một chiều
– Trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc mà tầm nhìn bị che khuất
– Trên cầu, trừ những trường hợp tổ chức giao thông cho phép
– Gầm cầu vượt, trừ những nơi cho phép dừng xe, đỗ xe
– Song song cùng chiều với một xe khác đang dừng, đỗ trên đường
– Cách xe ô tô đang đỗ ngược chiều dưới 20 mét trên đường phố hẹp, dưới 40 mét trên đường có một làn xe cơ giới trên một chiều đường;
– Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường
– Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 05 mét tính từ mép đường giao nhau
– Điểm đón, trả khách
– Trước cổng và trong phạm vi 05 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ra, vào
– Tại nơi phần đường có chiều rộng chỉ đủ cho một làn xe cơ giới
– Trong phạm vi an toàn của đường sắt
– Che khuất biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu giao thông
– Trên đường dành riêng cho xe buýt, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; trên lòng đường, vỉa hè trái quy định của pháp luật