Tìm hiểu 7 bài thuố c hiệu quả nhất từ cây ngái

0
68

Tìm hiểu 7 bài thuốc hiệu quả nhất từ cây ngái

Cây ngái còn có tên gọi là cây sung dại, sung ngái, được ứng dụng trong điều trị các bệnh lý như trĩ, sỏi thận, phong thấp, đau nhức xương

Cây ngái trong dân gian còn có tên gọi là cây sung dại, cây sung ngái, được ứng dụng trong điều trị các bệnh lý như trĩ, sỏi thận, phong thấp, đau nhức xương, kiết lỵ,… Tuy nhiên, ít ai hiểu thực sự về đặc điểm và cách sử dụng của loại cây này. Vậy nên, trong bài viết dưới đây, Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc sẽ chia sẻ chi tiết về hình dạng, phân bố, công dụng cũng như các bài thuốc chữa bệnh hiệu quả và đảm bảo an toàn nhất.

Tổng quan về cây ngái

Cây ngái được biết đến với nhiều tên gọi khác, trong dân gian, ngái được gọi là sung rừng, sung dại, sung ngái, ngái sung. Ngoài ra, ở mỗi dân tộc, loại cây này lại có các tên riêng như may mọt (tiếng Tày), Chị cu điăng (tiếng Dao),Loong tốt (tiếng người Cadong),…

Cây ngái có danh pháp khoa học là Ficus Hispida L.f, thuộc họ dâu tằm Moraceae. Trong các tài liệu y học cổ truyền phương Bắc, ngái được ghi chép với tên gọi Dã vô hoa.

Đặc điểm hình dạng cây ngái

Cây ngái rất dễ nhầm lẫn với cây sung hoặc cây vả. Tuy nhiên, bạn có thể dễ dàng nhận biết loại cây này thông qua các đặc điểm như sau:

  • Thân cây: Ngái là loài thân gỗ, bên trong rỗng. Thân cây có độ cao từ 5 – 7m, phân nhiều cành nhánh đối xứng nhau. Cành ngái non khá mềm, bên ngoài được phủ 1 lớp lông màu nâu hơi nhám. Đến khi cành trưởng thành sẽ mất dần lớp lông, nhẵn hơn và cứng cáp hợp. Khi bẻ ngang cành sẽ có xuất hiện mủ trắng.
  • Lá cây: Đây là bộ phận dễ dàng giúp ngái phân biệt với các loại cây sung hoặc cây vả. Bởi lá ngái có hình bầu dục, chóp nhọn, mép hình răng cưa, màu xanh, có nhiều lông nhám ở cả 2 mặt nên khi sờ có cảm giác thô ráp. Lá có bản to gấp 3 lần lá sung, phiến dài từ 15 – 30cm.
  • Hoa: Hoa cây ngái thường nở từ tháng 1 đến tháng 4, mọc tập trung thành chùm ở đoạn gốc cây hoặc các cành già. Hoa đực sẽ nằm ở đỉnh chùm, hoa cái chứa bầu được bao bọc bởi đài hoa và lông mềm, phía trong có vòi.
  • Quả ngái: Mùa quả ngái kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Quả có hình cầu, phần núm dạng bẹt và cuống nhọn hơn. Quả ngái có màu xanh bóng, trên một số quả có thể chứa đốm trắng. Khi chín quả sẽ chuyển dần sang màu vàng và rụng đi.

Quả ngái có màu xanh bóng, trên một số quả có thể chứa đốm trắngQuả ngái có màu xanh bóng, trên một số quả có thể chứa đốm trắng

Phân bố

Cây sung dại có khả năng chịu hạn rất tốt, nên có thể sống trong vùng khí hậu nhiệt đới. Tuy nhiên, trong tự nhiên, cây ngái cũng được tìm thấy tại vùng đất gần nguồn nước như sông suối.

Trên thế giới, cây ngái được phát hiện tại Trung Quốc, Lào, Malaysia, Ấn Độ. Tại Việt Nam, ngái tập trung tại các tỉnh như Hải Dương, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hưng Yên, Nghệ An.

Hiện nay, do nhu cầu sử dụng ngày càng tăng cao, nhiều người tự gieo trồng và nhân giống cây ngái tại nhà. Ngoài trồng ngái bằng quả, có thể sử dụng phương pháp giâm cành cho trồi rễ mọc lên tạo thành cây mới.

Thu hoạch và sơ chế

Lá và rễ cây ngái có thể thu hoạch quanh năm, hoa sẽ nở vào tháng 1 – tháng 4, sau đó là kéo dài mùa quả từ tháng 5 đến tháng 10. Tùy theo nhu cầu sử dụng, người dùng sẽ thu hoạch cây vào thời điểm thích hợp nhất.

Hầu hết các bộ phận của ngái đều có thể bào chế làm thuốc. Trong đó, mỗi bộ phận sẽ có phương pháp sơ chế khác nhau, cụ thể như sau:

Theo các nghiên cứu cũng như kinh nghiệm dân gian thì hầu hết mọi bộ phận của cây ngái đều có thể bào chế để làm dược liệu dùng chữa bệnh. Ví dụ như:

  • Lá cây: Nên chọn lá trưởng thành, không quá già. Sau khi thu hoạch về, đem rửa sạch, loại bỏ lá sâu, héo rồi đem sao vàng hoặc phơi khô.
  • Búp lá non: Đối với búp lá ngái, thường được sử dụng trực tiếp khi còn tươi.
  • Vỏ thân cây: Bộ phận này thường được thu hoạch vào mùa xuân để có nhiều nhựa, giúp quá trình bóc tách dễ dàng hơn. Vỏ cây sau khi thu hoạch sẽ cạo sạch lớp vỏ ngoài, ngâm nước vo gạo khoảng 2 tiếng. Tiếp theo, tiến hành cắt lát rồi đem sấy khô hoặc phơi nắng.
  • Rễ cây: Phần rễ cũng chỉ lấy vỏ, sau khi thu hoạch sẽ rửa rửa trôi đất cát rồi đem phơi khô hoặc sấy.
  • Quả cây: Quả ngái có thể ngâm rượu hoặc đem phơi sấy khô làm thuốc.

Hầu hết các bộ phận của ngái đều có thể bào chế làm thuốcHầu hết các bộ phận của ngái đều có thể bào chế làm thuốc
Xem thêm: Cây Dứa Dại: Tổng Quan Đặc Điểm Và Những Tác Dụng Tuyệt Vời Cho Sức Khỏe

Thành phần hóa học

Theo các nghiên cứu khoa học, trong cây ngái có chứa thành phần hóa học bao gồm: Glutinol, lupeylacetate, friedlin epifriedelanol, hợp chất béo, oleanolic acid, steroid, taraxerol,…

Chính vì vậy, loại dược liệu này mang đến nhiều tác dụng chữa bệnh, cải thiện sức khỏe, được cả Y học hiện đại và Y học cổ truyền sử dụng trong nhiều bài thuốc.

Công dụng của cây ngái đối với sức khỏe

Cây ngái có tác dụng gì? Theo Đông y, cây ngái có tính mát, vị đắng, mang tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu tích, hóa đờm, trừ thấp. Các nghiên cứu Y học hiện đại cũng phát hiện trong dược liệu này có nhiều hợp chất tốt, giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý như sau:

  • Chữa tiêu chảy: Trước câu hỏi “lá cây ngái chữa bệnh gì?”, chuyên gia cho biết, chiết xuất Methanol trong lá ngải có tác dụng giảm hoạt động của nhu động dạ dày và ruột, nhờ đó giảm tình trạng tiêu chảy, kiết ly.
  • Cây ngái trị bệnh trĩ: Các hoạt chất tiêu viêm, giảm sưng trong cây sung ngái có tác dụng hỗ trợ điều trị trĩ nội, trĩ ngoại hiệu quả.
  • Cây ngái trị sỏi thận: Ngoài sử dụng cây ngái trị bệnh trĩ, dược liệu này cũng được áp dụng trong điều trị sỏi thận. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có tác dụng trong trường hợp sỏi nhỏ, ít sỏi. Nếu bệnh ở giai đoạn nặng nên can thiệp điều trị bằng phương pháp công nghệ cao.
  • Hỗ trợ điều trị tiểu đường: Trong bỏ thân cây sung ngái có chứa hoạt chất Ficus Hispida hỗ trợ tăng glycogenesis, nhờ đó tăng hấp thụ Glucose ngoại biên, giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
  • Bảo vệ gan: Trong lá ngái có chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ gan khỏi các tác nhân gây độc, ngăn ngừa nhiễm độc gan, suy giảm chức năng gan, ung thư gan rất tốt.
  • Ngoài ra, ngái còn có tác dụng trong điều trị các bệnh khác như đau nhức xương khớp, phù nề, mụn nhọt, mụn đầu đinh, thanh lọc cơ thể, trị tắc sữa và kích thích tiết sữa ở phụ nữ sau sinh.

Tổng hợp bài thuốc trị bệnh với cây ngái

Không thể phủ nhận công dụng của cây ngái, tuy nhiên nếu được kết hợp cùng một số dược liệu khác sẽ giúp phát huy công dụng hiệu quả hơn. Cụ thể, Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc tổng hợp một số bài thuốc trị bệnh với cây ngái chuẩn Y học cổ truyền.

1. Bài thuốc chữa phù thũng

Phù thũng là tình trạng các bộ phận như mặt, chân tay,… bị tích nước, dịch gây sưng phù khó chịu. Sử dụng cây ngái kết hợp cùng một số dược liệu khác giúp giảm nhanh tình trạng này.

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị: Vỏ thân cây ngái 50g, lá sung 30g, mã đề 30g, bồ hóng một thìa.
  • Cách thực hiện: Ngâm thân cây ngái với nước vo gạo trong 2 tiếng, sau đó vớt ra, thái nhỏ, phơi khô và sao vàng. Sau đó, cho vào nồi cùng các nguyên liệu lá sung, mã đề, bồ hóng rồi sắc với 400ml nước. Đợi khi nước sôi, cạn còn 100ml thì tắt bếp, rót nước thuốc ra cốc, chia 2 lần uống trong ngày.

2. Bài thuốc chữa tiêu chảy do ngộ độc thức ăn

Ngộ độc thực phẩm xảy ra khá phổ biến do ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh hoặc dị ứng thành phần trong thực phẩm, gây nên các triệu chứng như đi ngoài, đau bụng, nôn mửa, chóng mặt,… Người bệnh có thể sử dụng bài thuốc sau đây để trị bệnh:

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị: 30g vỏ thân cây ngái, 20g rễ cây sống rắn, 20g rễ màng tang.
  • Cách thực hiện: Đem tất cả nguyên liệu đi rửa sạch, cắt thành khúc nhỏ rồi phơi khô, sao vàng. Tiếp theo, cho dược liệu vào ấm nước và sắc cùng 500ml nước. Đợi khi nước sôi có thể sử dụng ngay khi còn ấm để hiệu quả tốt nhất.

3. Bài thuốc chữa đau lưng, nhức xương

Kết hợp rễ ngái cùng các dược liệu như rễ cỏ xước, dây đau xương, rễ si có thể hỗ trợ điều trị hiệu quả triệu chứng đau lưng nhức xương hiệu quả.

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị: 50g rễ ngái, 50g rễ cỏ xước, 30g dây đau xương, 30g rễ si.
  • Cách thực hiện: Đem các nguyên liệu đã chuẩn bị theo định lượng trên rửa sạch, sau đó sắc cùng 500ml nước. Đợi khi nước sôi, dung dịch trong nồi cạn còn 300ml thì tắt bếp và rót ra cốc. Nên uống ngay khi nước thuốc còn ấm để hiệu quả phát huy cao.

chữa đau lưng, nhức xương

Cây ngái có thể chữa đau lưng, nhức xương

4. Bài thuốc sử dụng cây ngái chữa bệnh trĩ

Một trong những tác dụng của cây sung dại là chữa bệnh trĩ. Bài thuốc này được thực hiện như sau:

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị: 50g lá ngái hoặc vỏ thân cây.
  • Cách thực hiện: Đem nguyên liệu đi phơi khô, sao vàng và hạ thổ. Tiếp theo, đem nguyên liệu sắc với 1 lít nước, đợi khi nước sôi, cạn chỉ còn 300ml thì tắt bếp và rót ra uống khi còn ấm.

5. Bài thuốc chữa bí tiểu tiện do nhiệt:

Những người có bệnh lý liên quan đến thận hoặc bàng quang thường dễ bị bí tiểu, hoặc thời tiết nóng bức, nóng trong người cũng gây nên tình trạng này. Để nhanh chóng thuyên giảm tình trạng này, người bệnh sử dụng bài thuốc sau:

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị: 50g rễ cây ngái, 50g thổ phục linh, 30g rễ cối xay, 20g mã đề, 20g cỏ xước.
  • Cách thực hiện: Đem các nguyên liệu trên rửa sạch, sau đó sắc cùng 500ml nước. Sau khi nước sôi thì tắt bếp, rót nước ra cốc và uống trong ngày. Bài thuốc có tác dụng lợi tiểu, thúc đẩy hoạt động của bàng quang giúp điều trị bí tiểu.

6. Bài thuốc chữa sỏi thận

Để điều trị sỏi thận, người bệnh áp dụng bài thuốc từ quả ngái giúp bệnh thuyên giảm nhanh chóng.

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị: 30g quả ngái chín vàng.
  • Cách thực hiện: Lấy quả ngái đem phơi khô rồi sắc cùng 500ml nước. Đợi khi nước sôi, cạn còn 300ml thì tắt bếp, chắt nước ra uống.3 lượng nước, lấy uống hết trong ngày.

7. Chữa mụn đầu đinh

Mụn đầu đinh nếu tự nặn có thể dẫn đến nhiều nguy hiểm như nhiễm trùng, áp xe,… Vậy nên, phương pháp sử dụng dược liệu thiên nhiên như cây sung dại giúp tiêu mụn luôn được đánh giá cao về hiệu quả và tính an toàn. Cụ thể như sau

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị: Chồi ngái non.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch lá chồi, ngâm với nước muối sau đó giã nát hoặc xay nhuyễn. Vệ sinh vùng da bị mụn đầu đinh thật sạch, sau đó lau khô và đắp bã chồi ngái lên. Sau khoảng 30 phút có thể rửa sạch với nước. Nên thực hiện mỗi ngày 2 lần sáng và tối đến khi mụn tiêu hoàn toàn.

Một số câu hỏi liên quan đến cây ngái

Những thông tin về cây ngái nhận được rất nhiều sự quan tâm từ người dùng, đặc biệt, những câu hỏi dưới đây có lượng tìm kiếm rất nhiều trong thời gian qua.

  • Cây ngái có độc không?

Cây ngái không độc, tuy nhiên vỏ cây ngái và quả ngái khi còn xanh thì có nhựa độc gây các triệu chứng như nôn mửa hoặc tiêu chảy nếu sử dụng. Để đảm bảo an toàn sức khỏe, khi dùng làm thuốc, vỏ cây sẽ phải được ngâm trong nước vo gạo qua đêm để loại bỏ nhựa độc.

  • Quả cây ngái có ăn được không?

Như đã chia sẻ, quả ngái khi xanh có chứa nhựa độc nên không thể ăn được. Tuy nhiên khi quả chín, bạn có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành mứt rất ngon.

  • Có thai dùng được cây ngái không?

Để đảm bảo an toàn sức khỏe, phụ nữ có thai và phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú không nên dùng ngái.

  • Liều lượng sử dụng mỗi ngày bao nhiêu?

Ngái rất tốt cho sức khỏe, mỗi ngày nên sử dụng cây ngái với liều lượng tối đa 50g, tránh lạm dụng quá nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Mỗi ngày nên sử dụng cây ngái với liều lượng tối đa 50gMỗi ngày nên sử dụng cây ngái với liều lượng tối đa 50g

Giá bán cây ngái bao nhiêu? Mua ở đâu?

Nếu bạn đang có nhu cầu mua cây ngái, có thể đến trực tiếp các cửa hàng bán thảo dược, trung tâm nuôi trồng dược liệu hoặc có thể mua trên cửa hàng trực tuyến, website, diễn đàn về thảo dược,…. Tuy nhiên, để đảm bảo nhận được sản phẩm sạch, chất lượng tốt, không chất bảo quản hay thuốc kích thích phát triển, bạn cần chọn được đơn vị cung cấp uy tín, có thể chứng minh rõ ràng nguồn gốc xuất xứ của dược liệu.

Hiện nay, mức giá của cây ngái từ 160.000 – 190.000 VNĐ/kg. Mức giá này sẽ dao động khác nhau tùy theo từng đơn vị cung cấp và từng mùa vụ trong năm.

Lưu ý khi sử dụng cây ngái trị bệnh

Các bộ phận trên cây ngái đều có thể sử dụng làm thuốc trị bệnh. Nhưng người dùng cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để đảm bảo an toàn sức khỏe, tránh gây những rủi ro không mong muốn.

  • Như đã chia sẻ, trong vỏ ngái và quả ngái có chứa chất dễ gây ngộ độc, vậy nên trước khi sử dụng, bạn cần ngâm dược liệu trong nước vo gạo để khử bỏ hoàn toàn độc tố.
  • Cần tìm hiểu rõ đặc điểm hình dạng của cây ngái để tránh nhầm lẫn với cây vả hoặc cây sung.
  • Các bài thuốc từ cây ngái cần thực hiện trong thời gian dài để phát huy hiệu quả. Vậy nên người bệnh cần kiên trì thực hiện, tránh bỏ dở giữa chừng.
  • Cây ngái có nhiều cách sử dụng trong trị bệnh, tuy nhiên bạn cần sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng bởi có thể sử dụng sai cách, sai liều lượng gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

Cây ngái được đánh giá là vị thuốc quý, được sử dụng trong nhiều bài thuốc trị bệnh, đem đến hiệu quả tốt. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp hỗ trợ điều trị, không nên quá phụ thuộc vào loại dược liệu này, bạn cần đến bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để được thăm khám, kiểm tra sức khỏe và hướng dẫn các phương pháp điều trị thích hợp nhất.