Từ 1/1/2025, nhiều lỗi vi phạm giao thông sẽ tăng mức phạt gấp nhiều lần so với trước, trong đó có nồng độ cồn. Mức phạt được quy định rõ tùy vào nồng độ cồn đo được trong hơi thở hoặc trong máu.
Theo Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe sẽ có hiệu lực từ 1/1/2025.
Theo đó, nhiều hành vi vi phạm có mức xử phạt vi phạm hành chính tăng rất cao, gấp hàng chục lần so với quy định hiện hành.
Vi phạm nồng độ cồn là một trong những nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông, v thế rất cần biện pháp xử lý quyết liệt để nâng cao tính răn đe (Ảnh: Quang Dương).
Trong đó, cơ quan soạn thảo tăng mức phạt rất cao đối với các hành vi, nhóm hành vi là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều vụ tai nạn, đặc biệt nếu xảy ra trên đường cao tốc.
Ngoài ra, tài xế ô tô vi phạm nồng độ cồn ở mức 2 (0,25 – 0,4mg/l khí thở) sẽ bị phạt 18 – 20 triệu đồng, tăng 2 triệu đồng so với mức phạt cũ.
Có 3 mức mức phạt về vi phạm nồng độ cồn từ 1/1/2025:
Luật Trật tự ATGT đường bộ 2024 vẫn giữ nguyên quy định 3 mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn, tuy nhiên điều chỉnh tăng tiền phạt như sau:
– Điều khiển xe máy hoặc ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Đối với ô tô: Theo Nghị định hướng dẫn luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, giữ nguyên mức 1 và mức 3 nhưng điều chỉnh tăng mức 2 từ phạt 16-18 triệu đồng lên phạt mức 18-20 triệu đồng.
Đối với xe máy: Giữ nguyên mức 1, còn tăng mức 2 từ phạt 4-5 triệu đồng lên 6-8 triệu đồng; và mức 3 từ 6-8 triệu đồng lên 8-10 triệu đồng.
Với quy định như được nêu ở trên, thì từ năm 2025, người tham gia giao thông lưu ý: Người vi phạm nồng độ cồn từ mức 2 trở lên sẽ bị trừ toàn bộ 12 điểm. Nếu tái phạm nhiều lần ở mức 1, điểm bằng lái cũng có thể bị trừ hết.
Mỗi giấy phép lái xe có tổng cộng 12 điểm. Khi vi phạm, số điểm sẽ bị trừ tương ứng với mức độ vi phạm.
Cụ thể, mức trừ điểm Giấy phép lái xe (GPLX) được đề xuất như sau:
-Đối với ngưỡng thấp nhất, trừ 6 điểm GPLX.
-Vi phạm nồng độ cồn ngưỡng thứ hai bị trừ là 10 điểm.
-Vi phạm ở ngưỡng cao nhất sẽ bị trừ hết 12 điểm.
Các mức trừ điểm này được áp dụng chung cho cả người điều khiển xe máy và ô tô khi tham gia giao thông.
Nếu bị trừ hết 12 điểm, giấy phép lái xe sẽ bị tạm giữ và người lái xe phải tham gia khóa học, kiểm tra lại kiến thức pháp luật về giao thông để được phục hồi điểm. Việc kiểm tra kiến thức được tổ chức tại các địa điểm trên cả nước do lực lượng chức năng bố trí nhằm tạo thuận lợi cho người dân.
Sau 12 tháng kể từ ngày vi phạm gần nhất mà không bị trừ thêm điểm, số điểm trên giấy phép lái xe sẽ được phục hồi đầy đủ.
Quy định về số lần tái phạm được Bộ Công an ban hành trong thông tư hướng dẫn.
Việc lái xe trong tình trạng say rượu còn có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, như tai nạn giao thông, gây thiệt hại về người và tài sản, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người khác.
Do đó, việc tuân thủ quy định về nồng độ cồn là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho chính bản thân và cộng đồng.
Các cơ quan chức năng luôn khuyến cáo người tham gia giao thông tuyệt đối không lái xe sau khi uống rượu bia, tránh những rủi ro và hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Luật mới nâng độ tuổi tối đa của tài xế xe chở người (trên 29 chỗ, bao gồm cả xe buýt) từ 55 lên 57 tuổi đối với nam và từ 50 lên 55 tuổi đối với nữ.Thời gian lái xe cho tài xế kinh doanh vận tải sẽ không quá 10 giờ mỗi ngày và không quá 48 giờ mỗi tuần.
Giấy phép lái xe có 15 hạng, và 12 điểm cho mỗi giấy phép lái xe.