Tác dụng chữa bệnh của cây sắn thuyền

0
38

Tác dụng chữa bệnh của cây sắn thuyền

Nhiều người lựa chọn sử dụng sắn thuyền để điều trị. Sắn thuyền được chứng minh là loại dược liệu có tác dụng chữa trị hiệu quả. Cùng tìm hiểu tác dụng chữa bệnh của cây sắn thuyền, trong bài viết này nhé!

Cây sắn thuyền hay còn gọi là lá sắn thuyền, sắn xàm thuyền. Đây là vị thuốc Nam quý thường được dùng để chữa lành vết thương. Ngoài ra, cây sắn thuyền còn được dùng để chữa đi ngoài ra máu, đau bụng.

Mô tả cây sắn thuyền

Sắn thuyền là cây thân gỗ hình trụ thẳng đứng, cao tới 15 mét. Cành mảnh và dài, lúc đầu bằng phẳng, sau đó hình trụ, màu nâu nhạt, nhăn nheo.

Lá mọc đối, 2 hai đôi lá gần nhau mọc theo hai hướng thẳng góc với nhau, phiến lá thuôn, nhọn tù ở đỉnh, dài 6 – 9 cm, rộng 2 – 4,5 cm, đen nhạt ở trên khi khô, mặt dưới nhạt.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá, chùy dài 2-3 cm, trục mảnh, tận cùng là 3 hoa, không có cuống. Các chồi có hình quả lê, hình cầu, dài 3 – 4 mm và rộng 2,5 – 3 mm.

Vào mùa thu, nó ra quả thành từng chùm, khi chín có màu đỏ tím, vị ngọt hơi đắng.

Sắn thuyền là một trong những loại thảo dược tự nhiên an toàn

Phân bố cây sắn thuyền

Loại cây này mọc hoang và được trồng hầu hết ở miền Bắc, Hà Nội và các tỉnh khác như Thái Bình, Hà Tây, Hòa Bình, Nam Hà, Nam Định, Ninh Bình,… Để làm thuốc, thường người ta chỉ dùng lá tươi đem về giã nát đắp vào vết thương. Đang được nghiên cứu dùng phơi khô tán bột.

Thành phần hóa học cây sắn thuyền

Một số thành phần của cây sắn thuyền, cụ thể:

  • Lá chứa tinh dầu, nhựa, chất nhầy và tanin.
  • Quả có chứa phenol và glycoside.
  • Những bông hoa có chứa kaempferol và triterpenoids.

Tác dụng chữa bệnh của cây sắn thuyền

Lá sắn thuyền đập dập, trộn với muối hoặc nước, có tác dụng ức chế vi khuẩn tương tự như tác dụng ức chế của một số loại kháng sinh thường dùng đối với các chủng vi khuẩn như Bacillus proteus, Pyogenes và Staphylococcus aureus.

Lá sắn tươi nghiền nhỏ đắp lên vết thương thực nghiệm có tác dụng làm se lại vết thương, chống nhiễm trùng, hỗ trợ tổ chức hạt mọc nhanh. Bột lá sắn khô mịn cũng có tác dụng tương tự.

Tăng khả năng cho quá trình thực bào đối với viêm của lá sắn thuyền, lá có tác dụng mạnh đối với bạch cầu và ổ viêm, thúc đẩy nhiều đơn bào plasmoxide, fibroxide, tế bào hình sao, tế bào lympho… hình thành các kháng thể mạnh hơn có khả năng chống lại các tác nhân gây viêm. Một cơ thể cường tráng sẽ có khả năng chống lại các yếu tố gây viêm nhiễm, kích thích tạo mô hạt và đẩy nhanh quá trình lành vết thương.

Cây sắn thuyền chứa nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe

Những bài thuốc từ cây sắn thuyền

Điều trị vết thương phần mềm và chống nhiễm trùng

Sau khi cầm máu (nếu còn chảy máu) rửa sạch vết thương, lấy một nắm lá sắn thuyền tươi, bỏ cuống, rửa sạch, vò nát, đắp vào vết thương, băng lại. Sau hai ngày, bạn thay băng lại.

Một phương pháp khác là lấy lá sắn thuyền, bỏ cuống, phơi nắng, nghiền nhỏ, rây qua rây mịn, có thể dùng rắc lên vết thương mà không cần băng bó. Mùa hè dùng bột thì tốt hơn, có thể rắc trực tiếp lên vết thương, vết thương không băng kín nên thoáng, chóng lành.

Nguyên nhân là do lá sắn thuyền tươi giã nhỏ đắp lên vết thương có tác dụng làm se vết thương, chống nhiễm trùng, mô hạt phát triển nhanh nên vết thương mau lành. Bột lá sắn thuyền khô mịn cũng có tác dụng tương tự.

Cây sắn thuyền có tác dụng làm se lại vết thương, chống nhiễm trùng hiệu quả

Điều trị sốt và tiêu chảy

Chuẩn bị: Lá sắn thuyền 50g, sắn dây 150g, nam mộc hương 100g, hoa chuối tiêu 1 cái, hạt dành dành 100g.

Thực hiện: Đem sắn thuyền, mộc hương, sắn dây sao giòn tán bột. Hoa chuối tiêu thái lát mỏng được phơi nắng và để qua đêm cho khô giòn sau đó tán thành bột. Bạn lấy phần bột vừa trộn đem rây mịn. Đối với người lớn, liều dùng là 100g/ngày, chia làm 2 lần uống. Trẻ em uống từ 50g/ngày chia 2 – 3 lần tùy theo lứa tuổi.

Chướng bụng, đầy hơi, đi ngoài phân lỏng

Chuẩn bị: Một nắm lá sắn thuyền non.

Cách làm: Lấy lá sắn thuyền giã nát, đun sôi với nước rồi uống. Ngày uống 2 lần, liên tục 2 – 3 ngày.

Điều trị bệnh bạch đới

Chuẩn bị: Vỏ sắn thuyền 30g, rễ cỏ tranh 30g, búp ổi 30g.

Thực hiện: Sắc thuốc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần, một đợt điều trị 5 – 7 ngày.

Đau họng

Chuẩn bị: Một nắm nhỏ lá sắn thuyền, lá nhọ nồi.

Cách làm: Lấy các nguyên liệu trên rửa sạch, nghiền nhỏ, vắt lấy nước cốt, cho thêm 20ml mật ong, khuấy đều, ngậm trong miệng và súc miệng trước khi đi ngủ. Bài thuốc này rất hiệu quả để giảm đau họng.

Tuy nhiên, các bài thuốc nêu trên chủ yếu là kinh nghiệm dân gian. Khi bị bệnh nên đến bệnh viện có khoa y học cổ truyền để bác sĩ khám và có hướng điều trị thích hợp.

Cây sắn thuyền có tác dụng điều trị đau họng hiệu quả

Trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về cây sắn thuyền. Hy vọng những chia sẻ bên trên bạn đã biết được công dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây sắn thuyền và cách sử dụng nó. Chúc bạn sức khỏe!

Nguyễn Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin

Chủ đề:Cây thuốcSức khỏe

 

Các bài viết liên quan

  1. Nên chọn đệm loại nào để đảm bảo giấc ngủ ngon và sức khỏe tốt?

     

  2. Hội chứng Pareidolia: Khi bộ não “đánh lừa” thị giác con người!

     

  3. Nổi hạch vùng chẩm có nguy hiểm không? Nguyên nhân là gì?

     

  4. Cây ngũ gia bì đuổi muỗi là nhờ đâu? Cách sử dụng hiệu quả

     

  5. Chiều dài xương đùi thai 30 tuần bao nhiêu? Vì sao xương đùi thai nhi bị ngắn?

     

  6. Cây huyết giác Madagascar có tác dụng gì?

     

  7. Đo đa ký giấc ngủ là gì? Những thông tin cơ bản về phương pháp đo đa ký giấc ngủ

     

  8. Tại sao nhai kỹ no lâu? Lợi ích sức khỏe khi ăn chậm và nhai kỹ

     

  9. 2 nhóm máu nào không nên lấy nhau: Điều cần biết để tránh rủi ro cho con cái

     

  10. Diệp hạ châu có tác dụng gì? Lưu ý khi sử dụng