Dùng giấy bạc theo 4 kiểu пày ngang với tự “đầu đ:ộc”, nuốt kim loại nặng vào người

0
208

 

Giấy bạc tuy phổ biến, tiện lợi nhưng ít người biết rằng dùng thế nào mới đúng hay dùng sai cách nguy hại tới sức khỏe nhiều ra sao.

Giấy bạc được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực để bọc, bảo quản thực phẩm nhờ khả năng chịu nhiệt và mài mòn. Nó giúp ngăn dính thực phẩm, bảo vệ dụng cụ nấu nướng, và giữ ẩm thức ăn.

Dùng giấy bạc theo 4 kiểu này ngang với tự “đầu độc”, nuốt kim loại nặng vào người - Ảnh 1.

Không nên dùng cùng giấy bạc với các thực phẩm có tính axit như chanh, cà chua, giấm (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, đa số mọi người sử dụng giấy bạc một cách cảm tính mà không nhận ra rằng, nếu dùng sai cách nó có thể gây nhiễm độc kim loại nặng và gây hại cho cơ thể. Dưới đây là 4 sai lầm phổ biến cần tránh:

1. Dùng giấy bạc với thực phẩm có tính axit

Thạc sĩ Cai Zhengliang từ Hiệp hội Dinh dưỡng Đài Loan khuyến cáo không nên dùng giấy bạc với các thực phẩm có tính axit như giấm, chanh, cà chua, hoặc các loại nước sốt chứa cồn. Tính axit có thể ăn mòn lớp nhôm trên giấy bạc, giải phóng ion nhôm vào thực phẩm.

Khi nhôm thâm nhập vào cơ thể, nó có thể tích tụ trong gan, thận, xương và não, gây đau bụng, mệt mỏi, và làm tổn hại hệ thần kinh. Các bệnh như Alzheimer và trầm cảm có thể trở nên nghiêm trọng hơn do nhiễm nhôm. Để an toàn, hãy tránh bọc thực phẩm có tính axit trực tiếp bằng giấy bạc, hoặc dùng thêm một lớp giấy khác trước khi bọc giấy bạc.

2. Bọc thức ăn bằng giấy bạc ngay sau khi nấu

Nếu bạn bọc thực phẩm khi nó còn nóng trực tiếp vào giấy bạc có thể làm nhôm phản ứng nhanh hơn với thực phẩm, đặc biệt là nếu có chất lỏng hoặc dầu mỡ.

Dùng giấy bạc theo 4 kiểu này ngang với tự “đầu độc”, nuốt kim loại nặng vào người - Ảnh 2.

Nên để thức ăn nguội bớt rồi mới bọc vào giấy bạc, nhất là các món được nêm nhiều loại gia vị (Ảnh minh họa)

Khi giấy bạc tiếp xúc với nhiệt và độ ẩm từ thực phẩm nóng, các ion nhôm dễ dàng tan ra và thấm vào thức ăn, tạo nguy cơ cho sức khỏe. Tốt nhất, bạn nên để thực phẩm nguội bớt trước khi bọc bằng giấy bạc.

3. Dùng giấy bạc trong lò vi sóng

Nếu nghĩ rằng bọc thực phẩm bằng giấy bạc khi sử dụng lò vi sóng sẽ tiện lợi và giữ được dinh dưỡng thì bạn đã sai lầm. Cai Zhengliang giải thích rằng giấy bạc có thể cản trở sự phân bổ nhiệt đều, làm thức ăn khó chín. Quan trọng hơn, giấy bạc dễ gây cháy nổ trong lò vi sóng, tạo ra tia lửa điện khi sóng vi ba không xuyên qua được. Điều này có thể dẫn đến cháy nổ nguy hiểm.

Nhiệt độ cao khi nấu cũng có thể gây nhiễm kim loại nặng, nhất là đồ ăn có tính axit, quá nhiều loại gia vị. Do ở nhiệt độ trên 200 độ C, lớp nhôm trên giấy bạc có thể bị phân hủy, giải phóng ion nhôm vào thực phẩm, gây nguy cơ tích tụ kim loại nặng trong cơ thể

4. Dùng giấy bạc trong nồi chiên không dầu

Dùng giấy bạc theo 4 kiểu này ngang với tự “đầu độc”, nuốt kim loại nặng vào người - Ảnh 3.

Dùng giấy bạc với nồi chiên không dầu, lò vi sóng đều dễ gây cháy nổ (Ảnh minh họa)

Giống như lò vi sóng, sử dụng giấy bạc trong nồi chiên không dầu có thể gây cháy nổ. Khí nóng trong nồi có thể đẩy giấy bạc bay lên, tiếp xúc với ống gia nhiệt, dẫn đến cháy. Ngoài ra, việc lót giấy bạc cũng cản trở luồng khí nóng lưu thông, làm thức ăn chín không đều và hư hại lớp chống dính của nồi chiên. Do đó, việc lạm dụng giấy bạc trong nồi chiên không dầu là sai lầm cần tránh.

Nguồn và ảnh: ETtoday, HK01