CSGT có được kiểm tra ví, cốp xe thậm chí tịch thu xe của người điều khiển phương tiện?

0
37

Tong một số trường hợp, CSGT có quyền kiểm tra ví, cốp  của người điều khiển phương tiện giao thông.

Bạn đọc Vũ Thị Thuyết (Cầu Giấy, TP Hà Nội) hỏi: Hiện nay, tôi thấy lực lượng công an tăng cường kiểm tra nồng độ cồn. Khi yêu cầu các tài xế dừng xe để kiểm tra nồng độ cồn, các tổ công tác này còn yêu lái xe mở cốp xe kiểm tra.
“Công an có được quyền kiểm tra ví, cốp xe của người điều khiển phương tiện không? Nếu không vi phạm nồng độ cồn thì cảnh sát giao thông (CSGT) có quyền dừng xe kiểm tra hay không?”, bạn Thuyết thắc mắc.
Theo quy định, CSGT được kiểm tra ví, cốp xe người điều khiển phương tiện trong một số trường hợp.”Theo quy định, CSGT được kiểm tra ví, cốp xe người điều khiển phương tiện trong một số trường hợp.

 

Trả lời nội dung này, luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết, Thông tư 32/2023/TT-BCA của Bộ Công an có hiệu lực từ ngày 15/9/2023 đã chỉ rõ các nội dung mà CSGT được quyền dừng xe để kiểm soát.

Đó là: Kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện; Kiểm soát các điều kiện tham gia giao thông của phương tiện; Kiểm soát việc chấp hành quy định về an toàn vận tải; Kiểm soát nội dung khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

Khoản 1 Điều 16 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định, nếu kế hoạch tuần tra, kiểm soát giao thông đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho sử dụng máy đo nồng độ cồn thì CSGT vẫn có quyền yêu cầu dừng các phương tiện để kiểm tra nồng độ cồn tài xế.

Khi yêu cầu người tham gia giao thông dừng xe, CSGT được quyền kiểm tra các giấy tờ liên quan người và xe, điều kiện tham gia giao thông của xe và việc tuân thủ quy định về hoạt động vận tải nhưng không được tùy tiện kiểm tra ví, cốp xe, điện thoại hay vật dụng cá nhân khác của người điều khiển phương tiện.

“Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 127 và khoản 1 Điều 128 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, việc khám người, khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính vẫn được phép tiến hành khi có căn cứ cho rằng: Người đó cất giấu trong người đồ vật, tài liệu, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính; Trong phương tiện vận tải, đồ vật đó có cất giấu tang vật vi phạm hành chính”, luật sư Bình nói.

Luật sư Diệp Năng Bình cho biết, việc khám người, phương tiện vận tải, đồ vật phải có quyết định bằng văn bản và phải do người có thẩm quyền ban hành như: Trưởng công an cấp huyện, trưởng phòng CSGT đường bộ, trưởng phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.

Ngoài ra, tại khoản 3 Điều 127 và khoản 3 Điều 128 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định, nếu có căn cứ cho rằng nếu không khám ngay thì tang vật vi phạm hành chính sẽ bị tẩu tán, tiêu hủy thì chiến sĩ CSGT cũng được quyền khám phương tiện, đồ vật.

Đồng thời, người này còn phải báo cáo ngay cho thủ trưởng trực tiếp của mình và phải chịu trách nhiệm về việc khám xét phương tiện, đồ vật.

“Như vậy, CSGT có quyền khám cốp , điện thoại, ví… khi có căn cứ để cho rằng nếu không khám ngay thì tang vật như vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính sẽ bị tẩu tán, tiêu hủy”, luật sư Diệp Năng Bình phân tích.