Cây hoàn ngọc có tác dụng gì? 17 tác dụng và bài thuốc chữa bệnh

0
288

Hoàn ngọc là một loại dược liệu được trồng phổ biến ở Việt Nam, thường dùng để sản xuất trà thanh nhiệt, giải độc. Tuy nhiên, thực tế cây hoàn ngọc còn mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này để biết cây hoàn ngọc có tác dụng gì nhé!

1Cây hoàn ngọc là gì?

Cây hoàn ngọc là một loại cây xuất hiện nhiều ở miền núi phía Bắc và phía Nam Việt Nam. Cây còn có tên gọi khác là cây con khỉ, nhật nguyện, xuân hoa, thuộc họ ô rô (Acanthaceae). Lá và rễ của cây hoàn ngọc thường được phơi khô để làm thuốc.

Hoàn ngọc là loại cây xuất hiện nhiều ở miền núi Việt Nam

Hoàn ngọc là loại cây xuất hiện nhiều ở miền núi Việt Nam

Mô tả cây hoàn ngọc

Hoàn ngọc thuộc dạng cây bụi sống lâu năm. Chiều cao cây thường từ 1 – 2m, thân non gồm nhiều cành xanh mảnh, khi già chuyển sang gỗ nâu. Lá hình mũi giác, kích thước 12 – 17cm, cuống dài 1,5 – 2,5cm, mép lá thuôn nhọn.

Hoa mọc ở đỉnh cành, lưỡng tính, màu trắng pha tím, gồm 5 đài tách rời. Tràng hợp dài hẹp, chia thành 2 môi, môi dưới 2 thùy, môi trên 3 thùy, thùy giữa chấm tím nhạt, nhị 4, trong đó 2 nhị kép, chỉ nhị ngắn, bao phấn tím.

Cây hoàn ngọc thường cao từ 1 - 2m

Cây hoàn ngọc thường cao từ 1 – 2m

Phân loại cây hoàn ngọc

Hoàn ngọc được chia làm 2 loại đỏ và trắng.

Cây hoàn ngọc đỏ có lá non màu nâu đỏ, vị chát, bề mặt lá có lớp lông tơ. Khi già, lá chuyển sang màu xanh đậm.

Cây hoàn ngọc trắng có màu xanh nhạt ở cả hai mặt, chứa dịch nhớt và khi khô có thể chuyển màu xám bạc. Hoàn ngọc trắng chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe con người, thường được dùng làm thuốc.

Hoàn ngọc được chia làm hai loại trắng và đỏ

Hoàn ngọc được chia làm hai loại trắng và đỏ

Thành phần hóa học

Cây hoàn ngọc chứa các thành phần hóa học như: sterol, flavonoid, acid hữu cơ, saponin, đường khử, carotenoid. Lá có hàm lượng diệp lục toàn phần 2,65mg/g (lá tươi), protein toàn phần 30,08% (lá khô) và nitơ toàn phần 4,9% (lá khô).

Hoàn ngọc chứa nhiều sterol, flavonoid, saponin, acid hữu cơ

Hoàn ngọc chứa nhiều sterol, flavonoid, saponin, acid hữu cơ

Bộ phận dùng

Người ta thường sử dụng lá và rễ cây hoàn ngọc tươi hoặc phơi khô để làm thuốc. Hoàn ngọc có thể được thu hái vào tất cả các mùa trong năm, đặc biệt là mùa mưa.

Lá và rễ cây hoàn ngọc thường được sử dụng làm thuốc

Lá và rễ cây hoàn ngọc thường được sử dụng làm thuốc

2Tác dụng của cây hoàn ngọc và một số bài thuốc

Cây hoàn ngọc là một dược liệu quý có nhiều tác dụng, thường được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian để điều trị bệnh. Một số tác dụng của cây hoàn ngọc là:

Hỗ trợ chữa u xơ, u nang

Hoàn ngọc có khả năng hỗ trợ chữa u nang và u xơ nhờ các chất chống oxy hóa như: flavonoid, saponin và axit hữu cơ có thể ngăn chặn sự phát triển của các khối u.

Bài thuốc hỗ trợ trị u nang, u xơ như sau:

Bước 1: Lấy 10-12 lá cây hoàn ngọc tươi, rửa sạch, giã nát.

Bước 2: Đổ một bát nước đun sôi để nguội vào, lọc lấy nước thuốc, thêm vài hạt muối để hòa tan.

Cách dùng: uống nước từ cây hoàn ngọc 3 lần/ngày, cách bữa ăn 1 giờ. Người bệnh nên sử dụng đều đặn trong 3 tháng để đạt kết quả tốt.

Hoàn ngọc giúp ngăn chặn sự phát triển của các khối u

Hoàn ngọc giúp ngăn chặn sự phát triển của các khối u

Điều trị tuyến tiền liệt, u xơ phổi

Cây hoàn ngọc chứa các hoạt chất có khả năng ức chế sự phát triển tế bào ác tính và có tính chất kháng viêm. Do đó nó góp phần điều trị tuyến tiền liệt và u xơ phổi.

Dưới đây là bài thuốc điều trị tuyến tiền liệt, u xơ phổi bằng cây hoàn ngọc:

Lấy một nắm cây hoàn ngọc, rửa sạch, xay nhuyễn với 300ml nước lọc.

Chia nhỏ nước thuốc ra các chai, dùng để uống 3 lần/ngày trước bữa ăn.

Cây hoàn ngọc góp phần điều trị u xơ phổi

Cây hoàn ngọc góp phần điều trị u xơ phổi

Hỗ trợ điều trị ung thư

Chất chiết xuất ethanolic từ ​​lá của cây hoàn ngọc (Pseuderanthemum palatiferum (Nees) Radlk) đã được nghiên cứu về tác dụng của chúng đối với sự ức chế tăng trưởng tế bào MDA-MB-231 gây ung thư vú ở người.[1]

Người bệnh có thể tham khảo bài thuốc theo cách sau để hỗ trợ điều trị ung thư:

Đối với giai đoạn đầu, sử dụng 10 lá cây hoàn ngọc tươi đem rửa sạch và dùng nhai kỹ 5 lần/ngày.

Đối với các giai đoạn sau của bệnh ung thư, người bệnh sử dụng 15 lá hoàn ngọc tươi rửa sạch, nhai kỹ 6 lần/ngày kết hợp với uống một cốc nước lá hoàn ngọc vào mỗi sáng, ăn một nắm lá hoàn ngọc nấu chín vào buổi tối.

Giúp cầm máu do trĩ, xuất huyết tiêu hóa, ho ra máu

Cây hoàn ngọc chứa các chất có tác động tăng cường khả năng đông máu và ức chế quá trình chảy máu. Bài thuốc và cách dùng cây hoàn ngọc để cầm máu như sau:

Dùng 7 – 9 lá hoàn ngọc tươi, rửa sạch và nhai kỹ 2 lần/ngày.

Hoặc người bệnh có thể dùng lá hoàn ngọc khô, đem sắc với 500ml nước để uống trong ngày.

Hoàn ngọc có tác dụng cầm máu do xuất huyết tiêu hóa

Hoàn ngọc có tác dụng cầm máu do xuất huyết tiêu hóa

Chữa tiểu rắt, tiểu ra máu

Theo đông y, cây hoàn ngọc có khả năng chữa tiểu rắt, tiểu ra máu. bài thuốc và cách sử dụng cây hoàn ngọc để giải quyết tình trạng này như sau:

Chuẩn bị 15 – 25 lá hoàn ngọc tươi, rửa sạch.

Giã nát lấy nước cốt dùng để uống hàng ngày.

Theo đông y cây hoàn ngọc có khả năng chữa tiểu rắt, tiểu buốt

Theo đông y cây hoàn ngọc có khả năng chữa tiểu rắt, tiểu buốt

Giúp chữa viêm thận, viêm đường tiết niệu

Chiết xuất ethanol từ lá hoàn ngọc có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn nên được dùng để chữa viêm thận, viêm đường tiết niệu. Bài thuốc và cách sử dụng hoàn ngọc để chữa viêm thận, viêm đường tiết niệu như sau:

Chuẩn bị 14 – 20 lá hoàn ngọc, rửa sạch.

Giã nát lấy nước cốt đặc để uống hàng ngày.

Hoàn ngọc có tác dụng kháng viêm nên dùng để chữa viêm thận

Hoàn ngọc có tác dụng kháng viêm nên dùng để chữa viêm thận

Điều trị bệnh lý về gan như xơ gan, viêm gan, xơ gan cổ trướng

Sự kết hợp của betulin, lupeol, và axit pomolic trong cây hoàn ngọc giúp hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan, vì những hoạt chất này có tác dụng thải độc tốt cho gan. Đã có nhiều nghiên về tác dụng về betulin này được công bố trên các tạp chí y khoa.

Bài thuốc và cách sử dụng cây hoàn ngọc để điều trị bệnh lý về gan như sau:

Chuẩn bị 10 lá hoàn ngọc tươi, rửa sạch, dùng để nhai 3 lần/ngày khi bụng đói liên tục trong 3 tuần.

Bên cạnh, đó người bệnh có thể tán lá hoàn ngọc thành bột, trộn theo tỉ lệ 1:1 với bột tam thất, dùng với nước lọc trước bữa ăn.

Lá hoàn ngọc tươi hỗ trợ điều trị một số bệnh lý về gan

Lá hoàn ngọc tươi hỗ trợ điều trị một số bệnh lý về gan

Chống oxy hoá

Trong nghiên cứu của Phạm Minh Giang và cộng sự, dịch chiết etyl axetat và hòa tan n-butanol được điều chế từ lá cây hoàn ngọc dưới dạng các phân đoạn giàu flavonoid. Cho thấy, cây hoàn ngọc có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ.[2]

Tác dụng chống oxy hóa của cây hoàn ngọc giúp tăng cường sức khỏe cơ thể và bảo vệ tế bào khỏi các tổn thương do gốc tự do gây ra. Một trong những tổn thương đó là lão hóa sớm, bệnh ung thư, stress, da sạm,…

Nhờ tác dụng chống oxy hóa, cây hoàn ngọc có khả năng giúp da giữ lâu được vẻ đẹp tươi trẻ, làm chậm quá trình lão hóa và phòng ngừa các bệnh do tổn thương tế bào.

Cách dùng cây hoàn ngọc để nâng cao khả năng chống oxy hóa như sau:

Chuẩn bị một nắm lá hoàn ngọc, rửa sạch, phơi khô.

Đun cùng 2 lít nước, hãm tầm 5 – 10 để trà ra hết các chất là có thể sử dụng.

Cây hoàn ngọc giúp làm chậm quá trình lão hóa

Cây hoàn ngọc giúp làm chậm quá trình lão hóa

Giúp cải thiện sức khỏe

Cây hoàn ngọc có khả năng tăng cường sức khỏe cơ thể và phòng được nhiều bệnh lý như đái tháo đường, huyết áp, ngăn ngừa oxy hóa tế bào. Bài thuốc và cách sử dụng cây hoàn ngọc để cải thiện sức khỏe như sau:

Chuẩn bị 5 – 7 lá hoàn ngọc tươi, rửa sạch, nhai chậm và nuốt.

Dùng liên tục 2 lần/ngày trong 1 tuần.

Hoàn ngọc giúp phòng ngừa các bệnh lý và nâng cao sức khỏe

Hoàn ngọc giúp phòng ngừa các bệnh lý và nâng cao sức khỏe

Trị lở loét

Do chứa các hoạt chất như sterol, flavonoid, carotenoid, acid hữu cơ và đường khử nên hoàn ngọc có khả năng trị lở loét, làm lành vết thương. Bài thuốc và cách sử dụng cây hoàn ngọc trị lở loét như sau:

Dùng lá hoàn ngọc tươi, rửa sạch, giã nát cùng một ít muối trắng.

Đắp hỗn hợp đã giã lên vết loét để vết thương mau lành.

Sử dụng hoàn ngọc giúp vết thương mau lành hơn

Sử dụng hoàn ngọc giúp vết thương mau lành hơn

Kháng khuẩn, kháng nấm

Do trong dịch chiết lá hoàn ngọc có chứa ethanol nên loại cây này có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm. Cách dùng cây hoàn ngọc để trị nấm, nhiễm khuẩn như sau:

Chuẩn bị một nắm lá hoàn ngọc, rửa sạch, giã nát cùng một ít muối trắng.

Đắp lên vùng bị nấm, nhiễm khuẩn trong vài ngày đến khi vết thương lành dần.

Dịch chiết lá hoàn ngọc có tính kháng khuẩn, kháng nấm

Dịch chiết lá hoàn ngọc có tính kháng khuẩn, kháng nấm

Trị sẹo lồi, mụn lồi

Do có tính kháng khuẩn nên cây hoàn ngọc giúp các vết sẹo, mụn lồi nhanh chóng biến mất. Cách dùng cây hoàn ngọc để trị sẹo, mụn lồi như sau:

Chuẩn bị một nắm lá hoàn ngọc tươi, rửa sạch, giã nát cùng một nhúm muối.

Đắp trực tiếp hỗn hợp lên vùng bị sẹo cho đến khi da phẳng thì dừng lại.

Chữa sốt cao, cảm cúm

Chiết xuất ethanol từ cây hoàn ngọc có tác dụng kháng viêm nên giúp hạ sốt do virus, vi khuẩn gây ra. Cách dùng lá hoàn ngọc để chữa sốt cao, cảm cúm như sau:

Sử dụng 8 lá hoàn ngọc tươi, rửa sạch.

Dùng nhai kỹ, nuốt và sử dụng lại sau 1 giờ. Người bệnh nên sử dụng 3 lần cho đến khi hạ sốt thì dừng lại.

Chiết xuất từ cây hoàn ngọc có tác dụng hạ sốt, kháng viêm

Chiết xuất từ cây hoàn ngọc có tác dụng hạ sốt, kháng viêm

Chữa bệnh tiểu đường

Đã có nhiều công trình nghiên cứu tác dụng của cây hoàn ngọc trong điều trị bệnh tiểu đường ở người được đăng trên các Tạp chí y khoa nước ngoài.

Các nghiên cứu đều cho kết quả, cây hoàn ngọc có tác dụng giúp ổn định và tăng cường hoạt động của hormone insulin trong máu, điều hòa đường huyết và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở người bình thường. [3]

Cách sử dụng hoàn ngọc để chữa bệnh tiểu đường như sau:

Chuẩn bị 50 – 60 lá hoàn ngọc, rửa sạch dùng để ăn sống 5 – 6 lần/ngày.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể dùng lá hoàn ngọc nấu chín và uống thay nước lọc hàng ngày.

Hỗ trợ điều trị ở người huyết áp cao

Năm 2011, nghiên cứu invitro và invivo được thực hiện trên chuột của P.Khonsung và cộng sự cho thấy, dịch chiết từ lá cây hoàn ngọc chứa alkaloids, coumarins và sterols có tác dụng hạ huyết áp, điều trị huyết áp tái phát hiệu quả.[4]

Bên cạnh đó, trong dân gian sử dụng cây hoàn ngọc để ổn định huyết áp và điều trị huyết áp tái phát theo cách sau:

Ổn định huyết áp: Dùng rễ và lá hoàn ngọc tuổi thọ trên 7 năm rửa sạch, phơi khô, sắc với nước uống mỗi ngày.

Điều trị huyết áp tái phát: Dùng 9 lá hoàn ngọc tươi, rửa sạch, nhai kỹ đến khi nước cốt trong lá tiết ra hết thì ngừng lại và nằm nghỉ ngơi.

Hoàn ngọc giúp ổn định huyết áp và phòng ngừa tái phát

Hoàn ngọc giúp ổn định huyết áp và phòng ngừa tái phát

Hỗ trợ, điều trị các bệnh về đường tiêu hóa

Cây hoàn ngọc có chứa flavonoid, saponin và các axit hữu cơ nên giúp ức chế viêm nhiễm, giảm kích ứng trong đường tiêu hóa. Cách sử dụng hoàn ngọc để điều trị các bệnh đường tiêu hóa như sau:

Viêm đại tràng: Dùng 40g thân và lá hoàn ngọc khô, 10g khổ sâm sắc với 800ml nước chia uống nhiều lần trong ngày.

Tả, lỵ, tiêu chảy: Dùng 5 – 15 lá hoàn ngọc tươi, rửa sạch, nhai kỹ 2 lần/ngày và sử dụng trong 7 ngày.

Viêm dạ dày tá tràng: Dùng 7 lá hoàn ngọc tươi, rửa sạch để ăn cùng rau sống mỗi ngày và sử dụng trong 7 ngày để giảm triệu chứng bệnh.

Sử dụng cho phụ nữ sau sinh bị sa dạ con

Sa dạ con là tình trạng nặng bụng dưới, thấy có khối thoát ra hoặc sa xuống ở miệng âm đạo hoặc phía ngoài âm đạo, màu sắc đỏ nhợt. Trong dân gian, sử dụng cây hoàn ngọc giúp giảm đau bụng dưới do sa dạ con hiệu quả theo cách làm như sau:

Dùng 10 – 20 lá hoàn ngọc tươi, nhai kỹ hoặc giã nát.

Nếu giã nát thì lấy nước cốt để uống.

Phụ nữ sau sinh dùng hoàn ngọc để điều trị sa dạ con

Phụ nữ sau sinh dùng hoàn ngọc để điều trị sa dạ con

13Lưu ý khi sử dụng cây hoàn ngọc

Một số lưu ý cần tham khảo ý kiến bác sĩ

Đối với những bệnh đang sử dụng phương pháp điều trị theo phác đồ của bác sĩ không nên chuyển sang sử dụng các loại thuốc thảo dược mà chưa tham khảo ý kiến từ bác sĩ.

Hoàn ngọc là loại cây không chứa độc tính, tuy an toàn nhưng hiệu quả điều trị bệnh phụ thuộc vào cơ địa từng người. Do đó, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng rất cần thiết.

Người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng sử dụng hoàn ngọc

Người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng sử dụng hoàn ngọc

Cách sử dụng hiệu quả

Khi sử dụng hoàn ngọc nhằm mục đích hỗ trợ điều trị bệnh, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Nhai chậm và kỹ lá hoàn ngọc để các chất trong lá tiết hết ra và phát huy tác dụng của nó.

Khi sử dụng trà túi lọc hoàn ngọc, người bệnh không nên dùng chung với thức ăn có tính hàn để tránh bị đầy bụng.

Đảm bảo nguồn dược liệu hoặc làm sạch lá trước khi sử dụng

Người bệnh không nên dùng chung trà túi lọc hoàn ngọc với thực phẩm tính hàn

Người bệnh không nên dùng chung trà túi lọc hoàn ngọc với thực phẩm tính hàn

Các tác dụng phụ có thể gặp phải

Lá hoàn ngọc có tính hàn, do đó nếu sử dụng nhiều có thể gây lạnh, đầy hơi, chướng bụng. Bên cạnh đó, người bị bệnh gan thận có thể bị mẩn ngứa khi vừa sử dụng, tuy nhiên đây chỉ là phản ứng thoáng qua.

Cây hoàn ngọc có thể gây mẩn ngứa trong lần đầu sử dụng

Cây hoàn ngọc có thể gây mẩn ngứa trong lần đầu sử dụng

Xem thêm:

Tam thất có tác dụng gì? 9 công dụng của tam thất bạn nên biết

Kỷ tử là gì? 7 tác dụng của kỷ tử đối với sức khỏe và làm đẹp

Nấm linh chi là gì? 7 tác dụng của nấm linh chi bạn nên biết

Trên đây là những thông tin cây hoàn ngọc có tác dụng gì và lưu ý khi sử dụng. Hy vọng bạn có thể áp dụng thành công những bài thuốc từ dược liệu này. Hãy chia sẻ tới người thân, bạn bè nếu thấy bài viết hữu ích nhé!

Nguồn tham khảo

Effect of Pseuderanthemum palatiferum (Nees) Radlk fresh leaf ethanolic extract on human breast cancer MDA-MB-231 regulated cell deathhttps://www.researchgate.net/publication/327723563_Effect_of_Pseuderanthemum_palatiferum_Nees_Radlk_fresh_leaf_ethanolic_extract_on_human_breast_cancer_MDA-MB-231_regulated_cell_death

Ngày tham khảo:

18/12/2023

Study on antioxidant activities and preliminary investigation on antibacterial, antifungal of extracted fraction rich in flavonoides from leaves of Pseuderanthemum palatiferum (Nees) Radlkhttp://wprim.whocc.org.cn/admin/article/articleDetail?WPRIMID=3664&articleId=3664

Cây hoàn ngọchttps://bvnguyentriphuong.com.vn/y-hoc-co-truyen/cay-hoan-ngoc

Ngày tham khảo:

18/12/2023

Hypotensive effect of the water extract of the leaves of Pseuderanthemum palatiferumhttps://link.springer.com/article/10.1007/s11418-011-0540-z

Ngày tham khảo:

18/12/2023

Xem thêm

Từ khoá:
cây hoàn ngọc có tác dụng gì tác dụng của cây hoàn ngọc cây ngọc hoàn chữa bệnh gì cây hoàn ngọc chữa bệnh cây hoàn ngọc trị bệnh gì