1. Thành phần dinh dưỡng của củ sả
Củ sả được dùng rất phổ biến làm gia vị chế biến thức ăn. Ngoài làm tăng hương vị thơm ngon cho món ăn, sả cũng có nhiều thành phần có giá trị và ích lợi đối với sức khỏe con người. Trong củ sả có hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào và phong phú. Trong đó phải kể đến hàm lượng khoáng chất đa dạng (sắt, magiê, kali, kẽm), cùng hàm lượng folate rất cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, trong sả còn có hàm lượng mangan cao, đây là dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể với tác dụng hàng đầu là phòng ngừa bệnh loãng xương, thiếu máu và một số bệnh lý khác.
Củ sả là loại gia vị rất phổ biến có hàm lượng dinh dưỡng dồi dào
2. Những lợi ích tuyệt vời của sả đối với sức khỏe
Không phải ngẫu nhiên, sả được sử dụng phổ biến trong đời sống thường ngày. Sả có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Trong đó phải kể đến:
Tốt cho hệ tiêu hóa
Sả có vị cay tê nhưng không nóng, khi kết hợp với các món ăn rất kích thích vị giác. Đây cũng là chất giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động, tốt cho khả năng tiêu hóa trong cơ thể, chống đầy hơi, ngăn ngừa sự hình thành của đờm nhớt, chống hôi miệng hiệu quả. Tinh dầu từ sả giúp hỗ trợ ăn uống kém, các vấn đề về đường tiêu hóa, giảm buồn nôn, giảm chứng đau dạ dày, tiêu chảy,…
Phòng chống ung thư
Trong sả có hợp chất citral được biết đến là hợp chất quan trọng có tác dụng tiêu diệt các tế bào ung thư và bảo vệ các tế bào khỏe mạnh. Ngoài ra, trong cây sả còn có chứa beta-carotene-1 cũng là một loại chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn ngừa ung thư. Chính vì thế, sả là loại gia vị được khuyến khích nên sử dụng thường xuyên hoặc uống trà có thêm sả để bảo vệ sức khỏe.
Chữa rối loạn kinh nguyệt
Tinh dầu sả được dùng rất nhiều với công dụng làm giảm chứng đau bụng khi tới kỳ kinh nguyệt. Đây cũng là bài thuốc giúp điều hòa kinh nguyệt hiệu quả được áp dụng phổ biến trong đông y.
Thanh lọc cơ thể
Các thành phần trong cây sả có thể giúp loại bỏ axit uric và các chất độc hại trong cơ thể. Nhờ vậy, đây được coi là bài thuốc giải độc gan hiệu quả, hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh, thanh lọc cơ thể, lợi tiểu.
Cây sả có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe
Giúp hạ huyết áp
Tinh chất trong sả có tác dụng hỗ trợ tuần hoàn máu, hạ huyết áp. Những người cao huyết áp được khuyến khích uống nước sả để hạ huyết áp và tăng cường tuần hoàn máu.
Tác dụng kháng viêm
Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy, tinh chất từ cây sả có khả năng chống oxy hóa rất tốt, kháng viêm mạnh mẽ, làm giảm căng thẳng. Đây là bài thuốc chữa các bệnh viêm nhiễm, nhất là bệnh về đường ruột rất hiệu quả.
Chữa bệnh đường hô hấp
Từ lâu, cây sả đã được coi là bài thuốc hữu hiệu dùng để phòng và chữa các bệnh đường hô hấp khi chuyển mùa. Cây sả tươi hoặc tinh dầu sả được dùng để xông phòng, xông mũi họng, giúp giảm ho, giải cảm, tiêu đờm.
Tốt cho hệ thần kinh
Tinh dầu sả có tác dụng giải tỏa căng thẳng, thư giãn đầu óc. Các chất trong cây sả còn có tác dụng đáng kể trong hỗ trợ điều trị các bệnh về hệ thần kinh như: bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, động kinh, run chân tay, căng thẳng,…
Chữa bệnh về da
Nhiều nghiên cứu cho thấy các chất trong cây sả có khả năng đáp ứng tốt với việc điều trị các bệnh nhiễm nấm, nhiễm khuẩn ngoài da. Trong dân gian, cây sả tươi cũng được dùng để đun nước tắm, sát khuẩn da hoặc dùng tinh dầu sả để chữa nấm da hiệu quả.
Cây sả có nhiều thành phần hữu hiệu trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý
3. Những lợi ích của cây sả trong đời sống thường ngày
Không chỉ có chứa nhiều thành phần hữu hiệu có tác dụng điều trị bệnh, cây sả còn được dùng rất phổ biến trong đời sống với nhiều lợi ích như:
- Xua đuổi côn trùng, đuổi muỗi hiệu quả.
- Sả có tác dụng làm đẹp da. Tinh dầu sả được dùng để chữa mụn trứng cá, làm săn chắc da, hoặc xông hơi để cải thiện làn da.
- Sả cũng được dùng trong thực đơn giảm cân nhờ khả năng đốt cháy mỡ thừa, tăng cường khả năng trao đổi chất và tiêu hóa.
- Tinh dầu xả khi dùng để xông còn có tác dụng giải tỏa căng thẳng, giảm đau đầu, đau cơ, giúp cơ thể được thư giãn.
- Tinh dầu sả có mùi hương thơm nồng rất được yêu thích dùng để xông nhà ở, phòng ngủ, tạo mùi thơm dễ chịu cho căn nhà và giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, tạo cảm giác thư giãn khi nghỉ ngơi.
Tinh dầu sả rất được yêu thích bởi mùi hương dễ chịu
4. Những lưu ý cần biết khi sử dụng cây sả và tinh dầu sả
Mặc dù cây sả có rất nhiều tác dụng và lợi ích đối với sức khỏe nhưng việc sử dụng sả cũng cần phải đúng cách. Theo đó, việc sử dụng sả và các sản phẩm chiết xuất từ sả phải lưu ý những vấn đề sau đây:
- Không dùng sả làm thực phẩm chế biến thức ăn cho bà bầu bởi sả có thể kích thích tử cung, gây nguy cơ sảy thai.
- Không hít hà tinh dầu xả một cách trực tiếp. Chiết xuất từ sả rất đậm đặc có thể gây ảnh hưởng đến niêm mạc mũi.
- Không uống tinh dầu xả bởi có thể gây ngộ độc.
Như vậy có thể thấy, cây sả không chỉ là gia vị, thực phẩm quen thuộc đối với mỗi gia đình mà đây còn là vị thuốc quý với nhiều tác dụng đối với sức khỏe, làm đẹp. Cách sử dụng sả trong đời sống để phát huy tác dụng của chúng cũng rất đơn giản và đem lại hiệu quả cao. Ngoài sử dụng tinh dầu sả phục vụ mục đích làm đẹp da, xông phòng thì mọi người nên bổ sung thường xuyên loại thực phẩm này trong thực đơn mỗi tuần bằng nhiều hình thức. Sả giúp tăng hương vị món ăn vừa là thực phẩm bảo vệ sức khỏe hữu hiệu.