Ăn tim heo có bổ hơn ăn thị t? Phân tích từ chuyên gia khiến nhiều người bất ngờ

0
3469

Hiện nay, rất nhiều người vẫn dùng tim heo để chế biến thành các món ăn như hầm, hấp để bồi bổ cho cơ thể (đặc biệt người đang ốm, người mới ốm dậy). Lý do là họ cho rằng tim sẽ bổ hơn thịt.

Trao đổi với PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia về vấn đề tim có bổ hơn so với thịt hay không, vị chuyên gia dinh dưỡng cho biết tim không nhiều dinh dưỡng hơn thịt. Tim chủ yếu là cơ và có một phần thịt. Giá trị các chất dinh dưỡng như chất đạm và chất béo trong tim lợn thấp hơn so với thịt lợn.

Phân tích sâu hơn về giá trị dinh dưỡng của tim lợn, PGS Lâm chia sẻ, trong 100g tim lợn có chứa 15,1 g chất đạm, 3,2g chất béo, 7mg canxi, 213mg phố pho, 8.0 mcg Vitamin A, 5,9 g sắt, 0,34 mg B1, 0,49 mg B2, 5,7mg PP.

Trong khi đó, trong 100g thịt nạc thăn có chứa 19 g chất đạm, 7g chất béo và các dưỡng chất khác cũng tương đương tim lợn

PGS Lâm lưu ý tim lợn không bổ (nhiều dinh dưỡng) hơn so với thịt lợn như mọi người nghĩ. Tim là một trong những phủ tạng có chứa cholesterol, trong 100g tim lợn có chứa tới 140mg cholesterol. Thường xuyên ăn tim sẽ làm tăng cholesterol không tốt cho người cao tuổi, người mắc các bệnh rối loạn chuyển hoá, làm tăng cholesterol máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh gút, bệnh thận, người thừa cân – béo phì…

Người cao tuổi, người có bệnh lý nền, rối loạn chuyển hóa không nên ăn phủ tạng này.

Trong dân gian vẫn có câu “ăn gì bổ nấy”, ví dụ như ăn óc bổ óc, ăn tim bổ tim, ăn thận bổ thận…. Nhưng PGS Lâm cho biết quan niệm “ăn gì bổ nấy” là rất sai lầm. Thực tế trong quá trình thăm khám cho bệnh nhân, PGS đã gặp không ít người rước họa vào thân vì quan niệm sai lầm này.

Đó là trường hợp bệnh nhân mắc bệnh thận tới tư vấn dinh dưỡng với lý do cholesterol máu rất cao. Bệnh nhân cho biết đã vào viện điều trị được 2 tháng và ăn theo chế độ bệnh viện nhưng không hiểu vì lý do gì mà cholesterol vẫn cao. Tuy nhiên, khai thác thêm thì PGS Lâm phát hiện bệnh nhân ăn thêm cháo tim bầu dục (thận lợn).

Bệnh nhân chia sẻ được các bệnh nhân cùng phòng mách ăn bầu dục sẽ tốt, giúp dưỡng thận, nên mỗi ngày bệnh nhân thường ăn một bát cháo tim cật.

“Quan niệm ăn thận bổ thận hoàn toàn không đúng, nhất là những người bị suy thận cần ăn giảm chất đạm, đặc biệt bệnh thận hư nhiễm mỡ thường bị rối loạn chuyển hóa lipid, lượng cholesterol trong máu tăng cao mà lại ăn nhiều thận (bầu dục) thì lại càng làm cho bệnh nặng thêm.

Hay quan niệm ăn tim bổ tim cũng vậy, người bị bệnh tim mach thường hay tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, nếu cứ ăn nhiều tim sẽ làm cholesterol máu tăng cao rất nguy hiểm“, PGS Lâm chia sẻ.

Theo chuyên gia dinh dưỡng phủ tạng động vật là món ăn chỉ phù hợp với một số người như trẻ nhỏ suy dinh dưỡng thiếu chất, người thiếu máu, thanh thiếu niên và người trẻ tuổi. Tuy nhiên, chỉ nên ăn mỗi tuần ăn 2 – 3 lần, mỗi lần ăn từ 50 – 70g đối với người lớn, còn trẻ em chỉ ăn từ 30 – 50g/bữa.

Lưu ý, với những người cao tuổi, thừa cân – béo phì nên hạn chế, người mắc các bệnh tăng mỡ máu, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh gút, thận hư nhiễm mỡ, suy tim thì không nên ăn các loại phủ tạng.
Bác sĩ Bệnh viện Đại học Y: Hỗ trợ điều trị F0 tại nhà theo phương pháp y học cổ truyền từ gừng, chanh, sả, tỏi rất tốt nhưng không cẩn trọng có thể ‘lợi bất cập hại’

ĂN GÌ BỔ NẤY: TIM HEO HẤP NGẢI CỨU…
🍃NGUYÊN LIỆU:
– 300g tim heo
– 1 nắm lá ngải cứu
– 6 quả táo đỏ khô
– Hành khô, gừng
– Gia vị: muối, tiêu
🍃CÁCH LÀM:
– Tim heo: Rửa sạch, loại bỏ máu bầm, cắt đôi, khứa vài lát trên bề mặt, ngâm với nước muối 10 phút. Rửa lại, sau đó ướp với một ít muối, tiêu, hành khô và gừng băm nhỏ trong 30 phút.
– Ngải cứu: Rửa sạch, để ráo nước.
– Táo đỏ: Rửa qua nước ấm để loại bỏ bụi bẩn.
– Xếp một lớp ngải cứu vào dưới đáy bát, sau đó xếp tim heo lên trên. Thêm táo đỏ vào và rải thêm một lớp ngải cứu lên trên cùng.
– Đậy kín tô bằng nắp và cho vào nồi hấp cách thủy trong khoảng 45 phút đến khi tim heo chín mềm là hoàn thành.
– Ăn khi còn nóng.