Ăn cơm chan canh hay cơm khô h:ại dạ dày hơn? Câu trả lời khiến nhiều người h:ốt ho:ảng vì ăn sai cách

0
5

Ăn cơm chan canh là thói quen rất phổ biến, tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng cách ăn này sẽ hại sức khỏe và gây bệnh dạ dày? Thế nhưng, sự thật như thế nào?

Trên mạng xã hội thường xuyên xuất hiện những chủ đề gây tranh cãi về thói quen và lối sống, trong đó có luồng ý kiến trái chiều về thói cơm ăn cơm chan canh của rất nhiều người.
Tranh luận trái chiều về ăn cơm chan canh hay cơm khô hại dạ dày hơn? Chuyên gia đưa ra câu trả lời bất ngờ - Ảnh 1 Ăn cơm chan canh hay cơm khô hại dạ dày hơn?
Ý kiến thứ nhất cho rằng, ăn cơm chan canh có thể gây đau dạ dày, tổn hại sức khỏe đường tiêu hóa, lâu ngày có thể sinh ra các vấn đề về tiêu hóa. Ý kiến ngược lại cho rằng, cơm chan canh dễ ăn, dễ nuốt, về cơ bản không gây hậu quả lớn.

Trong sự tranh luận trái chiều sôi nổi không có hồi kết đó, ý kiến của ai là đúng? Chúng ta nên tạo thói quen nào sẽ tốt cho mình? Hãy nghe chia sẻ của chuyên gia sau đây.

Theo chia sẻ trên báo Người Đưa Tin, PGS.TS.BS Lâm Vĩnh Niên, trưởng khoa Dinh dưỡng – Tiết chế, BV Đại học Y dược TP.HCM sẽ giải đáp về vấn đề này.

Tranh luận trái chiều về ăn cơm chan canh hay cơm khô hại dạ dày hơn? Chuyên gia đưa ra câu trả lời bất ngờ - Ảnh 2 PGS.TS.BS Lâm Vĩnh Niên, trưởng khoa Dinh dưỡng – Tiết chế, BV Đại học Y dược TP.HCM.
Theo PGS.TS.BS Lâm Vĩnh Niên cho biết, cho đến nay, chưa có bằng chứng nào chứng minh ăn cơm khô hay ăn cơm chan tốt hơn cho dạ dày. Chức năng của dạ dày là nhào trộn thức ăn một cách cơ học, tiết ra dịch vị làm mềm thức ăn, chứ không phải là chức năng tiêu hóa.

Tiêu hóa thức ăn là chức năng của ruột non. Tại đây thức ăn sẽ được tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng để đi nuôi cơ thể. Như vậy, việc ăn cơm khô hay cơm chan phụ thuộc vào thói quen, sở thích và mục đích của mỗi người.

Ví dụ người cao tuổi, gặp vấn đề về nhai nuốt thường ăn cơm chan để dễ nuốt hơn. Người muốn giảm cân và nạp ít năng lượng vào cơ thể thì có thể uống một cốc nước, ăn canh trước khi ăn cơm hoặc ăn cơm chan canh để dạ dày no nhanh hơn, từ đó giảm lượng thức ăn nạp vào.
Tranh luận trái chiều về ăn cơm chan canh hay cơm khô hại dạ dày hơn? Chuyên gia đưa ra câu trả lời bất ngờ - Ảnh 3

Ăn cơm khô hay cơm chan phụ thuộc vào thói quen, sở thích và mục đích của mỗi người.
Tuy nhiên, ăn cơm chan canh lại không phù hợp với những người bị suy dinh dưỡng, do làm giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Tình trạng này kéo dài có thể khiến suy dinh dưỡng nặng hơn.

Dù là ăn cơm khô hay cơm chan, tốt nhất vẫn nên kích hoạt chức năng nhai trước khi đưa thức ăn xuống dạ dày. Việc nhai ngoài làm mềm và nghiền nát thức ăn, các enzyme cũng sẽ kích thích tiêu hóa, phần nào giảm áp lực cho hệ tiêu hóa. Như vậy, việc một số thành viên trong gia đình bạn ăn cơm chan để đỡ phải nhai, kết thúc bữa ăn nhanh hơn là không nên.

Nói tóm lại, nếu chức năng tiêu hóa của bạn tốt, hoặc có thể ăn cơm chan canh một cách nghiêm túc, ăn chậm nhai kỹ, chọn cơm nóng canh mới, thì không sợ ảnh hưởng đến dạ dày.

Nhưng nếu bạn đã có bệnh đường tiêu hóa, ăn nhiều bữa với cơm chan canh và không nhai đúng cách, nuốt nhanh nuốt vội khi cơm còn nguyên hạt, dùng cơm nguội, thì nguy cơ gây hại cho dạ dày là điều đáng cân nhắc.
Tranh luận trái chiều về ăn cơm chan canh hay cơm khô hại dạ dày hơn? Chuyên gia đưa ra câu trả lời bất ngờ - Ảnh 4Hãy chú ý khi chế biến canh.
Ngoài ra, hãy chú ý khi chế biến canh, nhiều người cho rằng canh không có nhiều chất nên thường ăn nhiều, nếu bạn nấu canh với nhiều thịt cá hoặc các thực phẩm khác, thì nên chú ý tính toán lượng calo, dầu mỡ, muối, để không tạo gánh nặng cho cơ thể, dư thừa dinh dưỡng.

Dưới đây là một số lưu ý trong bữa ăn:

Nên ăn từ từ, nhai kỹ để cảm nhận hết vị món ăn và tạo điều kiện cho các cơ quan phối hợp, hoạt động nhịp nhàng.
Không nên sử dụng đồ uống có ga trong bữa cơm do lượng carbon dioxide trong loại đồ uống này dễ làm tăng áp lực cho dạ dày, dẫn tới giãn dạ dày cấp.
Nếu cảm thấy khó nuốt khi ăn cơm khô, có thể chan thêm ít nước thịt hoặc nước canh để dễ nhai hơn.
Nên tập trung ăn cơm, không nói chuyện khi ăn hoặc vừa ăn vừa xem TV, đọc truyện…
Sau khi ăn cơm, bạn nên ngồi nghỉ, tránh làm việc nặng, hoạt động quá sức.