Luộc lòng lợn cứ bỏ thứ này vào đảm bảo lòng hết hôi, trắng giòn sần sật, ăn là mê

0
219

Khi luộc lòng lợn, chỉ cần bạn biết mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp lòng trắng, hết sạch mùi hôi.

Mẹo luộc lòng lợn giòn sần sật, không dai: Đừng cho muối, hãy thêm thứ này

Lòng lợn luộc là món ăn khoái khẩu được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chế biến lòng sao cho ngon, không hôi.

Bí quyết chọn lòng non ngon

Để chọn mua được lòng non ngon nhất và đảm bảo tươi mới, bạn cần tìm nơi mua hàng chất lượng. Lòng non muốn ngon, không bị đắng là đoạn lòng non ở đoạn đầu, cuống bé, có độ căng tròn đều đặn, bên ngoài có màu trắng hồng và chất dịch bên trong màu trắng sữa.

Bạn tuyệt đối không mua đoạn lòng ở cuối, to, thành mỏng, chất dịch bên trong lòng có màu vàng, bên ngoài có màu sẫm nâu hơn và có tia máu. Lòng non loại này thường hay dai, bị đắng, không ra gì.

Bí quyết chọn lòng non ngon

Bí quyết chọn lòng non ngon

Cách luộc lòng non ngon

Bước 1: Bước đầu tiên bạn cần làm sạch lòng. Bạn dùng muối trắng bóp lòng thật kỹ và rửa sạch bằng nước. Sau đó dùng dấm trắng hoặc rượu đổ vào lòng để khử mùi hôi đặc trưng. Tiếp đó bạn rửa sạch bằng nước lạnh.

Bước 2: Các gia vị luộc cùng như gừng tươi, sả tươi: Bạn hãy cạo sạch vỏ gừng sau đó rửa sạch, đập dập lát gừng rồi cho vào nồi luộc. Với sả, bạn bóc bẹ rồi rửa sạch, đập dập.

Đối với rau húng, bạn hãy nhặt bỏ cuống già, lá sâum mang rửa sạch với nhiều lần nước. Sau khi rửa xong, bạn ngâm rau với nước muối pha loãng khoảng 10 phút, sau đó vớt ra rổ để ráo.

Bước 3: Bạn cho lòng non đã làm sạch vào nồi cùng với sả, gừng đập dập. Bạn đổ nước ngập lòng và đun với lửa to.

Cách luộc lòng non ngon

Cách luộc lòng non ngon

Sau khi nước sôi, bạn thêm vào một chút muối trắng. Sau đó, bạn hạ nhỏ lửa để lòng được chín đều. Dùng đũa lật các đoạn lòng sao cho không có phần nào bị nổi lên trên nước.

Sau khi luộc khoảng 4 – 5 phút, món lòng sẽ vừa chín tới thì bạn cho húng thái nhỏ vào cùng cho món ăn được thơm rồi tắt bếp.

Mẹo nhỏ giúp lòng trắng giòn sần sật

Đây là mẹo nhỏ rất hay và quan trọng, bạn hãy chuẩn bị một tô nước sôi để nguội có vắt vài giọt nước cốt chanh. Khi lòng vừa chín, bạn vớt lòng ra ngoài và thả nhanh vào tô nước lạnh ngay lập tức. Hoặc bạn thay bằng nước đá cũng được.
Ngâm lòng

Ngâm lòng

Với cách làm này cũng sẽ giúp đoạn lòng non luộc của bạn không bị thâm, ngược lại sẽ trắng tinh đẹp mắt.

Bạn ngâm lòng trong nước lạnh từ 5 – 7 phút thì bạn vớt ra ngoài và để ráo nước chờ cho lòng nguội hẳn, bạn hãy thái lòng thành miếng dài khoảng 2 cm xếp ra đĩa cùng với lá húng quế rửa sạch.

Bạn có thể chấm lòng với muối tiêu chanh hoặc nước mắm ớt sẽ vô cùng hợp vị.

Những người tuyệt đối không được ăn lòng lợn, thèm mấy cũng phải tránh xa 👇👇
1. Phụ nữ mang thai
Nội tạng động vật có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn, virus, và ký sinh trùng. Việc ăn lòng lợn trong thời kỳ thai nghén có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
2. Người bị cảm, mệt mỏi
Khi cảm hoặc cảm thấy mệt mỏi, hệ thống miễn dịch của cơ thể thường đang hoạt động ở mức độ yếu nhất. Việc ăn lòng lợn, đặc biệt là cháo lòng, có thể gây ra khó tiêu hóa và không đảm bảo vệ sinh, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và làm trầm trọng thêm tình trạng cảm mệt.
3. Người có bệnh lý liên quan đến gan và thận
Gan và thận có vai trò quan trọng trong việc loại bỏ các chất độc hại khỏi cơ thể. Người mắc các bệnh lý liên quan đến gan và thận cần hạn chế tiêu thụ lòng lợn để tránh tăng thêm áp lực và gánh nặng cho hệ thống này.
4. Người có đường tiêu hóa kém
Ruột động vật là nơi chứa nhiều vi khuẩn, có thể gây ra các vấn đề đường ruột như tiêu chảy, tả, lỵ. Đối với những người có tiêu hóa yếu, việc ăn lòng lợn, đặc biệt là khi chưa được nấu chín kỹ, có thể gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe.
5. Người béo phì hoặc mắc các bệnh tim mạch
Lòng lợn chứa nhiều chất béo và cholesterol, có thể góp phần làm tăng mỡ máu và áp lực lên hệ thống tim mạch. Do đó, những người mắc các vấn đề về cân nặng hoặc tim mạch cần hạn chế ăn lòng lợn để giữ cho sức khỏe tim mạch được ổn định.