Uống trà khổ qua rừng mỗi ngày có tốt không?
Trà khổ qua rừng là thức uống thanh nhiệt giải độc và mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, uống trà khổ qua rừng mỗi ngày có tốt không? Uống trà khổ qua gừng như thế nào là đủ?
Quả khổ qua rừng còn gọi là mướp đắng, có vị đắng đặc trưng. Nước trà chiết xuất từ loại quả này rất phù hợp với quan niệm “thuốc đắng dã tật”. Cả đông y và nghiên cứu khoa học đều đánh giá cao công dụng của trà khổ qua. Nhiều người dùng trà khổ qua mỗi ngày thay cho nước lọc, cách uống này có tốt không? Dưới đây là giải đáp để bạn biết có nên uống trà khổ qua mỗi ngày?
Vì sao nên uống trà khổ qua rừng?
Thành phần dinh dưỡng trong khổ quá chứa nhiều axit amino – axit tạo vị đắng. Đây là axit có hiệu quả rất tốt trong việc tiêu diệt tế bào ung thư. Trong mướp đắng còn chứa nhiều chất xơ, phytochemical, flavonoid, lutein đều là những chất có lợi cho sức khỏe. Mướp đắng chứa nhiều vitamin C, các yếu tố tiền vitamin A, canxi, kali. Hàm lượng calo và chất béo trong mướp đắng rất thấp.
Trà mướp đắng rừng là trà được pha chế từ những quả mướp đắng khô. Uống trà mướp đắng mang tới nhiều công dụng bảo vệ sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật. Uống trà khổ qua rừng có tác dụng gì? Dưới đây là những lợi ích của việc uống trà khổ qua rừng.
Điều trị bệnh tiểu đường
Trà khổ qua có các chất giúp hạ đường huyết là peptide, ancaloit và charantins. Uống trà khổ qua giúp kiểm soát lượng đường trong máu, hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh tiểu đường. Các nghiên cứu ở Hoa Kỳ về khổ qua cho thấy loại quả này giúp cải thiện chức năng của tuyến tụy. Nó tăng độ nhạy của insulin, tăng khả năng chuyển hóa glucose để ngăn ngừa tăng đường huyết.
Trà khổ qua rừng là thức uống có hiệu quả trong điều trị bệnh tiểu đường
Giảm cân, giảm béo bụng
Trà mướp đắng rất tốt cho những người béo phì hoặc muốn giảm cân. Thức uống này ít calo, ít protein nhưng lại có khả năng ứng chế tăng đường huyết, giảm mỡ máu và giảm sự tăng sinh của các tế bào mỡ. Thường xuyên uống trà khổ qua rừng sẽ mang tới hiệu quả rõ rệt trong việc giảm cân. Các nghiên cứu sơ bộ trên cơ thể con người cho thấy khổ qua có hiệu quả giảm béo bụng.
Hỗ trợ điều trị ung thư
Axit amino trong mướp đắng được xem là “chìa khóa” tiêu diệt tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư vú và ung thư tá tràng. Axit amino kết hợp với các chất chống oxy hóa, vitamin C, chất kháng khuẩn giúp chống lại tế bào ung thư. Bệnh nhân ung thư uống trà khổ qua rừng mỗi ngày có tốt không? Theo khuyến nghị, uống trà khổ qua rừng mỗi ngày giúp hỗ trợ điều trị ung thư.
Thanh nhiệt và giải độc
Uống trà khổ qua rừng có tác dụng gì? Tác dụng được nhiều người biết đến nhất về trà khổ qua là thanh nhiệt, giải độc. Theo đông y, uống trà mướp đắng giúp tán nhiệt, thanh tâm, bổ thận, lợi tiểu giải độc khí và dưỡng huyết. Sử dụng trà mướp đắng mỗi ngày giúp mát gan, trị mụn trứng cá, mụn nhọt và rôm sảy. Thức uống này cũng giúp cho làn da mịn màng, khỏe mạnh hơn.
Các công dụng khác của trà khổ qua
Ngoài khả năng ức chế tế bào ung thư, axit amino trong mướp đắng còn tiêu diệt được virus, mầm bệnh. Trà khổ qua rừng giúp cơ thể miễn dịch tốt hơn trước những tác nhân gây bệnh bên ngoài. Chiết xuất mướp đắng có thể bài tiết các cholesterol xấu, ổn định huyết áp và tốt cho tim mạch. Các yếu tố tiền vitamin A giúp cải thiện thị lực. Trà mướp đắng còn giúp an thần, dễ ngủ.
Khổ qua rừng có nhiều lợi ích cho sức khỏe
Uống trà khổ qua rừng mỗi ngày có tốt không?
Trà khổ qua được nhiều người biết rằng có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng biết uống trà khổ qua mỗi ngày có tốt không. Việc uống quá nhiều trà khổ qua hoặc không đúng đối tượng có thể gây hại sức khỏe.
Tác dụng phụ của trà khổ qua rừng
Theo khuyến nghị, uống trà khổ qua mỗi ngày liên tục trong 3 tháng với liều lượng hợp lý sẽ đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, nếu sử dụng với liều lượng cao có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau:
Làm tăng các enzyme men gan gây hại cho bệnh lý về gan.
Khó chịu ở dạ dày, đầy hơi, đau bụng, rối loạn tiêu hóa.
Hạ đường huyết quá mức gây mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu.
Cản trở khả năng hấp thụ dinh dưỡng và làm chậm phát triển ở trẻ nhỏ.
Suy giảm số lượng tinh trùng, ảnh hưởng xấu đến khả năng thụ thai.
Co bóp tử cung, dễ gây sảy thai hoặc sinh non ở phụ nữ mang thai.
Những ai không nên uống trà khổ qua rừng?
Với những tác dụng phụ kể trên, trà khổ qua rừng là thức uống cần tránh đối với nhiều người. Đây là những trường hợp không nên uống trà khổ qua:
Người mắc bệnh lý về gan: Không dùng trà mướp đắng để tránh làm men gan tăng cao dẫn tới xơ gan, suy gan.
Phụ nữ mang thai: Tuyệt đối không uống trà mướp đắng để tránh co bóp tử cung gây xuất huyết, sinh non hoặc sảy thai.
Phụ nữ cho con bú: Chiết xuất mướp đắng có thể truyền qua sữa mẹ khiến bé kém hấp thụ, chậm lớn.
Người có kế hoạch thụ thai: Không dùng trà khổ qua rừng để tránh cản trở khả năng thụ thai ở cả nam và nữ.
Người bị bệnh huyết áp thấp: Uống trà mướp đắng gây hạ đường huyết, chóng mặt thậm chí là bị ngất xỉu, hôn mê.
Người bị rối loạn tiêu hóa: Uống trà mướp đắng gây khó tiêu, làm tồi tệ hơn tình trạng đau bụng, tiêu chảy.
Người đang sử dụng thuốc: Mướp đắng có thể gây tương tác thuốc. Bạn nên cân nhắc việc uống trà khổ qua khi đang uống thuốc.
Trẻ em dưới 2 tuổi: Không uống trà khổ qua để tránh bị suy giảm dưỡng chất, rối loạn tiêu hóa.
Uống trà khổ qua rừng mỗi ngày có tốt không còn tùy thuộc vào liều lượng và thể trạng
Uống trà khổ qua mỗi ngày như thế nào?
Nếu nằm ngoài những trường hợp không nên uống trà khổ qua, bạn uống nước khổ qua rừng nhiều có tốt không? Theo các chuyên gia, liều lượng khổ qua khô nên dùng mỗi ngày ở mức 30 – 60g khổ qua khô. Nếu dùng nhiều hơn sẽ có nguy cơ ngộ độc, tác dụng phụ và không tốt cho sức khỏe. Bạn vẫn có thể uống trà khổ qua rừng mỗi ngày nhưng ở liều lượng 1 – 2 ly mà thôi.
Bài viết đã giải tỏa thắc mắc uống trà khổ qua rừng mỗi ngày có tốt không. Uống trà khổ qua rừng mỗi ngày rất tốt nhưng không nên lạm dụng thay thế hoàn toàn cho nước lọc bạn nhé! Nếu có thời gian, bạn mua khổ qua sạch về thái nhỏ, phơi khô để hãm trà. Nếu không, bạn tham khảo sản phẩm trà khổ qua rừng Mudaru sử dụng tiện lợi mỗi ngày nhé!
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.Xem thêm
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Đã kiểm duyệt nội dung
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.