Cây húng vịt: Loại cây dùng làm gia vị có nhiều công dụng với sức khỏe

0
68

Cây húng vịt còn có tên gọi khác là cây húng rừng, cây chanh chó hay cây thái gấu. Đây là một loại cây gia vị có mùi thơm ngon. Đồng thời, nó cũng là cây thuốc nam với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như chữa cảm sốt, mệt mỏi, rắn cắn….

Đặc điểm cây húng vịt

Húng vịt cây thân gỗ nhỏ với chiều cao trung bình 2 – 5m, cành phân nhánh thấp. Cành non có màu xanh nhạt, nhẵn ở mặt sau, thân vỏ có màu xám đen. Lá húng vịt thuộc loại lá kép mọc cách, gần như so le với nhau. Lá dài khoảng 10 – 30cm, nhọn phần chóp, gốc lá bị lệch, phần mép lá gần như nguyên.

Cây húng vịt ra hoa vào khoản tháng 4 – 8 hàng năm (chia làm nhiều đợt) và đậu quả vào các tháng sau đó. Quả húng vịt có hình bầu dục với đường kính từ 0.8 – 1cm.

Quả húng vịt còn non có màu xanh đậm, ở phần vỏ có chứa tinh dầu. Quả và lá non được dùng làm gia vị, lá giá dùng trong Đông y. Khi chín quả có màu tím sẫm, trong mỗi quả chứa 1 hạt.

cay-hung-vit

Công dụng cây Húng vịt

Trong lá húng vịt có chứa hàm lượng tinh dầu thơm khá lớn nên từ lâu đã được sử dụng làm gia vị cho các món ăn. Hơn nữa, trong lá còn có Protein, sắt, canxi, mangan…. tốt cho sức khỏe con người.

Quả hứng vị phơi khô có thể xay thành bột dùng làm gia vị. Nhiều người cho biết, dùng gia vị là quả húng vịt còn thơm và ngon hơn cả hạt tiêu hoặc hạt mắc khén.

Lá và rễ húng vịt từ lâu đã được dùng để chữa bệnh như cảm sốt, mệt mỏi, rắn cắn, nóng trong. Không chỉ thế, chúng còn giúp tăng cường sức khỏe cho những người đi xa để tránh cảm gió, tránh bị ngã.

Đặc biệt, húng vịt cũng là cây thuốc nam được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y. Tùy vào từng tình trạng bệnh lý mà các thầy thuốc sẽ kê đơn với liều lượng khác nhau.

Những món ăn ngon từ cây Húng vịt

Như trên đã nói, lá húng vịt có chứa tinh dầu thơm nên có thể dùng làm gia vị trong các món ăn như vịt quay, lợn quay, gà quay, trâu nướng, nước châm…  Ngoài ra, lá húng vịt còn có thể dùng làm hương liệu cho vào các món tiết canh, nhất là với tiết canh ngan, vịt.

Dưới đây là một số món ăn được chế biến và ăn kèm lá Húng vịt cực kỳ thơm ngon, chỉ ăn một lần là nhớ mãi:.

  • Gà quay húng vịt
  • Vịt quay húng vịt
  • Lợn quay húng vịt
  • Tiết canh lá húng vịt
  • Bò gác bếp chấm muối húng vịt
  • Phèo xào lá húng vịt

mon-an-tu-cay-hung-vit

Ngoài ra, còn rất nhiều các món ngon khác được chế biến từ lá, quả Húng vịt. Ở mỗi vùng miền, địa phương đều có rất nhiều món ăn ngon cũng như các bài thuốc quý được chế biến từ cây Húng vịt. Nếu có cơ hội, bạn cũng nên thử nhé.

Kỹ thuật trồng cây húng vịt

Kỹ thuật trồng cây húng vịt không quá phức tạp. Bạn có thể tận dụng những bao xi măng, bao tải hoặc những chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà. Đôi khi, chỉ cần một mảnh đất trống trong vườn cũng có thể sử dụng để trồng cây.

Chậu cây trồng húng vịt nên chọn loại có kích thước tối thiểu từ 35 – 40cm, chiều cao từ 30 – 50cm để cây có thể hấp thụ chất dinh dưỡng phù hợp sinh trưởng lâu dài. Ngoài ra, bạn nên trồng húng vịt trên nền đất đỏ bazan, đất phù sa, đất pha cát hoặc đất feralit…

Khi trồng, nên trộn đất với phân bò, phân gà, phần lợn hoai mục hoặc vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ…. Đầu tiên, đào hố sâu 30 x 30cm, bón lót phân chuồng với vôi trong 10 – 15 ngày trước khi trồng nhằm xử lý sạch các mầm bệnh trong đất.

ky-thuat-trong-cay-hung-

Cây húng vịt giống thường được nhân giống từ hạt, ưu tiên chọn loại hạt khỏe, không sâu bệnh, phơi dưới bóng râm từ 2 – 3 ngày. Sau đó, ngâm hạt trong nước ấm (tỷ lệ 2 sôi 3 lạnh) trong khoảng 6 giờ.

Tiếp theo, gieo vào bầu đất nilon kích thước 8 x 12cm, đặt ở vị trí có che lưới, tránh tiếp xúc ánh nắng mặt trời. Tưới nước hàng ngày cho bầu cây vào buổi sáng và buổi tối. Sau 4 tháng, cây non có 5 – 6 lá thì có thể mở lưới đen, cho cây thuần ánh sáng tự nhiên, khi cây được 15 – 20 ngày thì đem đi trồng.

Húng vịt là loại cây chịu hạn tốt nhưng mùa khô cũng cần tưới nước thường xuyên để đảm bảo đủ điều kiện sinh trưởng. Sau khi trồng được 1 – 2 tháng, khi cây bén rễ thì tiến hành bón phân NPK pha loãng (1 – 2 lần), mỗi lần cách nhau 1 tháng.

Từ năm thứ 2 trở đi, cây bắt đầu ra lá, khi đó không cần bón phân thường xuyên mà mỗi năm chỉ bón 0.3 – 0.5kg NPK/ cây nhằm bổ sung dinh dưỡng trước mùa ra hoa. Điều quan trọng, cần thường xuyên làm sạch cỏ xung quanh gốc để tranh bị cạnh tranh về dinh dưỡng.

Có thể thấy, cây húng vịt là một loại thực vật có nhiều công dụng đối với bữa ăn cũng như sức khỏe của con người. Nếu bạn không có điều kiện trồng, có thể mua nguyên liệu được chế biến sẵn để về chế biến món ăn làm làm gia vị.