Tác dụng của cỏ mần trầu trong Y học cổ truyền

0
1062

Cỏ mần trầu là dược liệu có tính mát, vị ngọt, hơi đắng và có công dụng hành huyết, bổ huyết, giải độc, lợi tiểu, mát gan. Cỏ mần trong được dùng trong các bài thuốc Y học cổ truyền với công dụng chữa chướng bụng, phong thấp, tiểu tiện không thông, sốt rét, gan nóng, huyết áp cao…

Cỏ mần trầu

Cỏ mần trầu còn được gọi là Thanh tâm thảo, Ngưu cân thảo, Cỏ chì tía, Cỏ vườn trầu, có tên khoa học là Eleusine indica (L.) Gaertn – thuộc họ Lúa (Poaceae). Cỏ mần trầu thuộc loại cây thảo nhỏ sống hàng năm và có những đặc điểm sau đây:

Cây mọc sum suê thành cụm, thân cây mọc bò dài sau đó thẳng đứng và phân nhánh. Chiều cao cây cỏ mần trầu từ 30 – 50cm;

Lá cây hình dải nhọn mọc so le, phiến lá mềm nhẵn và bẹ lá mỏng có lông, lá cây xếp thành hai dãy cách nhau;

Hoa cây mọc thành cụm gồm 5 đến 7 bông ở ngọn, khoảng 2 bông khác mọc thấp hơn trên cánh hoa;

Quả cây dài 3 – 4mm, hình thuôn dài gần như 3 cạnh. Mùa ra hoa quả của cây cỏ mần trầu vào khoảng tháng 5 – 7.

Cần lưu ý cây cỏ mần trầu thường dễ bị nhầm lẫn với cây cỏ chân vịt – có tên khoa học là Dactyloctenium aegyptium (L.) Richt, cùng thuộc họ Lúa (Poaceae). Tuy nhiên cây cỏ chân vịt mọc thấp hơn và không có bông tách rời.

Cỏ mần trầu là loại cây ưa sáng, ưa ẩm và có thể chịu bóng. Tại Việt Nam, cây mọc ở khắp nơi, thường mọc thành đám tại các vùng đồng bằng, trung du đến vùng núi cao.

Cỏ mần trầu con mọc từ hạt và xuất hiện vào cuối mùa xuân. Sau mùa ra hoa quả, cây bị tàn lụi ngay trong mùa hè. Tại những vùng địa hình núi cao với thời tiết mưa ẩm khác nhau, cây cỏ mần trầu mọc từ hạt gần như quanh năm.

Tác dụng của cỏ mần trầu trong Y học cổ truyền

Cỏ mần trầu rất phổ biến tại đồng quê Việt Nam. Ảnh internet.

Công dụng cỏ mần trầu

Theo Y học cổ truyền
Cỏ mần trầu có tính bình, vị ngọt hơi đắng có khả năng hạ nhiệt, cầm máu, tan ứ… có tác dụng lương huyết, thanh nhiệt giải độc, mát gan, lợi tiểu, làm ra mồ hôi. Mần trầu là cây thuốc dân gian chữa tăng huyết áp, lao phổi, ho khan, sốt âm ỉ về chiều, tiểu tiện vàng và ít; phụ nữ có thai có hỏa nhiệt gây táo bón, buồn phiền, động thai, nhức đầu nôn mửa và tức ngực.

Ngoài ra, còn trị mụn nhọt và các chứng nhiệt độc, trẻ em tưa lưỡi. Ở Malaysia, nước ép cỏ mần trầu dùng cho phụ nữ sau khi đẻ để làm sản dịch nhanh hết. Ở Trung Quốc, sử dụng mần trầu phòng chứng viêm não truyền nhiễm, thống phong, viêm gan vàng da, viêm thận, niệu đạo, viêm ruột, lỵ…

Theo y học hiện đại

Theo các nghiên cứu khoa học, cây cỏ mần trầu chứa các thành phần hóa học mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người. Cụ thể, cành và lá tươi của cây chứa flavonoid, phần trên mặt đất của cỏ mần trầu chứa 3 – 0 – β – D – glucopy ranosyl – β – sitosterol, dẫn chất 6 – 0 – palmitoyl.

Tác dụng cây cỏ mần trầu trong y học hiện đại

Tác dụng hạ sốt, kháng viêm: Hoạt chất C-glycosylflavones trong cây cỏ mần trầu được chứng minh là có tác dụng kháng viêm hiệu quả trên đường hô hấp ở chuột mắc viêm phổi hoặc cúm. Một nghiên cứu được thực hiện trên chuột bị sốt cho thấy, dịch chiết từ cây cỏ mần trầu (liều 600 mg/kg) có tác dụng hạ sốt tương đương với liều điều trị bằng acetylsalicylic (liều 100 mg/kg). Cơ chế của tác dụng giảm sốt được cho là do dịch chiết từ cỏ mần trầu giúp ức chế biểu hiện cyclooxygenase-2, từ đó ức chế quá trình sinh tổng hợp PGE2;

Tác dụng hạ huyết áp: Các nhà khoa học đã chứng minh, dịch chiết từ cỏ mần trầu cho tác dụng hạ huyết áp tương đương với Lorsatan (liều 12.5 mg/kg) trên chuột được gây tăng huyết áp bởi L – NAME (chất gây tăng huyết áp do ức chế sản sinh NO);

Tác dụng kháng khuẩn: Cỏ mần trầu được chứng minh là có tác dụng kháng khuẩn ở mức độ từ thấp đến vừa đối với các loại vi khuẩn như Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus và Salmonella choleraesuis;

Tác dụng bảo vệ chức năng thận: Một nghiên cứu thực hiện trên nhóm chuột được tiêm L – NAME cho thấy nhóm chuột được điều trị với dịch chiết cỏ mần trầu liều 200 mg/kg cho hiệu quả tương đương trong kiểm soát các chỉ số urea, createnine, ion K+ và ion Na+ so với nhóm chuột điều trị bằng Lorsatan liều 12.5 mg/kg. Qua đó cho thấy cỏ mần trầu có tác dụng bảo vệ chức năng thận;
Tác dụng bảo vệ gan, hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu: Một nghiên cứu thực hiện trên nhóm chuột được gây béo phì cho thấy nhóm chuột được điều trị với cao chiết cỏ mần trầu trong dung môi hexan có tác dụng giảm nồng độ cholesterol toàn phần, giảm nồng độ LDL – cholesterol và tăng nồng độ HDL – cholesterol so với nhóm chuột đối chứng. Bên cạnh đó, các chỉ số ALT, AST trên nhóm chuột điều trị cũng được cải thiện. Qua đó cho thấy tác dụng bảo vệ gan và hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu của cỏ mần trầu.

Tác dụng của cỏ mần trầu trong Y học cổ truyền

Cỏ mần trầu được nghiên cứu là có nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Ảnh internet.

Bài thuốc từ cỏ mần trầu

Công dụng của cỏ mần trầu trong điều trị bệnh được thể hiện qua các bài thuốc sau:

Bài thuốc chữa tăng huyết áp: Dùng 500g cây cỏ mần trầu rửa sạch, giã nát và thêm một bát nước sôi để nguội vào, lọc lấy nước thuốc cốt và thêm một ít đường vào uống. Dùng bài thuốc 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và chiều.

Bài thuốc chữa sốt cao: Dùng 120g cây cỏ mần trầu tươi, thêm 600ml nước vào sắc đến khi còn 400ml thể tích thuốc thì ngưng. Nước thuốc thu được thêm một ít muối và chia làm nhiều lần uống trong 12 giờ.

Bài thuốc chữa viêm da, vàng da: Dùng 60g cỏ mần trầu tươi và 30g sơn chi ma. Đem sắc hỗn hợp dược liệu trong một thể tích nước phù hợp. Nước thuốc thu được chia thành các lần uống trong ngày.

Bài thuốc chữa viêm tinh hoàn: Dùng 60g cỏ mần trầu và 10 cái cùi vải. Đem sắc hỗn hợp dược liệu trong một thể tích nước phù hợp. Nước thuốc thu được chia thành các lần uống trong ngày.

Bài thuốc chữa tiểu tiện vàng ít, người mẩn đỏ, sốt nóng: Dùng 16g cỏ mần trầu và 16g cỏ tranh sắc với nước. Nước thuốc thu được chia làm nhiều lần uống trong ngày.

Bài thuốc phòng viêm màng não truyền nhiễm: Dùng 30g cỏ mần trầu sắc uống trong ngày. Dùng bài thuốc liên tục trong 3 ngày, sau đó nghỉ 10 ngày và lại tiếp tục uống thêm 3 ngày nữa.

Bài thuốc giúp thanh nhiệt, giải độc, an thai: Dùng 8g mỗi loại dược liệu gồm cỏ tranh, cỏ mực, rau má, ké đầu ngựa, cam thảo đất, mần trầu, 2g gừng tươi, 4g củ sả và 4g vỏ quýt. Hỗn hợp dược liệu được sắc với nước và dùng uống trong ngày.

Chữa thấp nhiệt, hoàng đản: cỏ mần trầu tươi 60g, sơn chi ma 30g. Sắc uống.

Chữa viêm tinh hoàn: cỏ mần trầu 60g, cùi vải 10 cái. Sắc uống.

Chữa sốt cao co giật, hôn mê: cỏ mần trầu 120g. Sắc với 600ml nước, còn 400ml, thêm ít muối, cho uống nhiều lần trong 12giờ.

Tác dụng của cỏ mần trầu trong Y học cổ truyền

Cỏ mần trầu được biết đến là có nhiều tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Ảnh internet.

Mần trầu trong toa thuốc căn bản: cỏ tranh 8g, rau má 8g, cỏ mực 8g, cam thảo đất 8g, ké đầu ngựa 8g, mần trầu 8g, gừng tươi 2g, củ sả 4g, vỏ quýt 4g. Trong đơn, mần trầu có tác dụng giải độc, an thai, thanh nhiệt.

Chữa sỏi tiết niệu: Chuẩn bị nguyên liệu: 40g cỏ mần trầu, 20g bông mã đề, 8g chi tử, 8g mộc thông, 20 lá tre, 8g cám thảo, 8g cù mạch, 16g sinh địa, 12g hương phụ chế. Cho tất cả nguyên liệu trong 1 thang thuốc đem đi sắc và chia ra uống 3 lần trong ngày.

>Chữa bạc tóc: Chuẩn bị: 10g cỏ mần trầu, 15g ngũ gia bì, 15g đỗ trọng, 25g rễ khúc khắc, 5g cam thảo và 5g nhân trần. Dùng tất cả nguyên liệu sắc uống trong 1 ngày, nhớ uống trước khi ăn tầm 15 phút.

Chữa đại tiện ra máu đen: Chuẩn bị: mỗi thứ 1 nắm (cỏ mần trầu, cam thảo nam, muồng trâu, cây ké, rễ tranh, trắc bách diệp, rau má), 2 nắm cỏ mực, 9 lá ngải cứu, 5 củ sả, 3 lát gừng, 2 muỗng than tóc. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi sắc, đồ ngập nước rồi nấu cho đến khi còn 2 chén. Chia ra uống 2 lần mỗi ngày.

>Bài thuốc chữa nóng sốt, môi nứt, tưa lưỡi: Chuẩn bị: mỗi loại 1 nắm gồm cỏ mần trầu, rau bồ ngót, rau má, cỏ mực, rễ tranh, lá muồng trâu, rau sam; 2 khoanh bí đao, 1 muỗng đậu xanh. Bỏ vào ấm nấu cho nước cạn còn 2 bát thì tắt bếp. Chia phần thuốc thu được ra làm 2 lần uống trong ngày.

Điều trị băng huyết: Chuẩn bị nguyên liệu: mỗi thứ 1 nắm gồm: cỏ mần trầu, cam thảo nam, muồng trâu thái nhỏ, rau má, cỏ mực, cây ké, 10 lá ngải cứu, 10 lát sả, 10 lát gừng, 1 vỏ quýt. Cho tất cả nguyên liệu vào trong ấm nước và sắc cho đến khi còn 2 chén nước. Chia ra dùng 2 lần trong ngày

Chữa vú sưng đau trong thời kì cho con bú: Chuẩn bị nguyên liệu: 40g cỏ mần trầu, 20g thổ phục linh, 12g bồ công anh, 40g ngỗ đất, 20g lá ớt, 20g rau sam, 20g cỏ the, 40g măng sậy, 16g me đất, 20g măng tre già, 20g củ cỏ ống, 20g dây hoàng đằng, 16g chó đẻ răng cưa, 40g lá vông nem, 16g dây cườm thảo, 40g lá vông nem, 40g khổ qua, 40g cỏ mực và 40g rễ tranh. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi nấu cho đến khi còn 2 bát thì tắt bếp. Chia ra uống trong 2 lần cho đến khi lành bệnh.

Tác dụng của cỏ mần trầu trong Y học cổ truyền

Cỏ mần trầu được dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Ảnh internet.

Lưu ý khi sử dụng cỏ mần trầu

Một số lưu ý khi sử dụng cỏ mần trầu trong điều trị bệnh như sau:

Cỏ mần trầu mọc thấp và mọc dại ở khu đất hoang nên rất nhiều bụi bẩn bám vào. Trước khi sử dụng cần đặc biệt lưu ý việc làm sạch cỏ.

Với một số bệnh nhân có bệnh lý nền, việc sử dụng cỏ mần trầu hay các loại thảo dược khác cần hỏi ý kiến của bác sĩ.

Hết sức thận trọng khi dùng cho trẻ nhỏ và những người có cơ địa nhạy cảm.

Nên nên sử dụng cỏ mần trầu hay các loại thảo dược khác trong thời gian dài, ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng bên trong.

Mặc dù đã được nghiên cứu là có nhiều tác dụng trong hỗ trợ điều trị một số bệnh thông thường nhưng việc sử dụng loại thảo dược này cần hết sức thận trọng. Không nên lạm dụng thảo dược để uống hàng ngày. Việc sử thảo dược tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.