Loại củ bá n đầy chợ vào mùa thu đông được ví như “thần dượ c” nhiều người không biết

0
125

 

Mùa thu đông, thời tiết trở nên khô hanh hơn, những người suy dinh dưỡng cơ bắp có thể cân nhắc thêm khoai môn nhỏ vào chế độ ăn, tùy theo tình trạng sức khỏe.

Khoai môn có kích thước nhỏ nhắn, thịt màu trắng như sữa, mềm dẻo, hương vị ngọt bùi, mịn màng như kem. Vào mùa thu đông, các chị em nội trợ có thể bổ sung thêm khoai môn vào mâm cơm để tăng sức đề kháng cho gia đình.

Tác dụng của khoai môn

Tăng cường hệ miễn dịch: Khoai môn chứa chất nhầy protein, sau khi được hấp thụ vào cơ thể, có thể tạo ra globulin miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng. Chất nhầy này có tên là saponin, có công dụng chống oxy hóa, kháng viêm và giảm cholesterol.

Bổ sung khoáng chất cần thiết: Khoai môn cung cấp nhiều khoáng chất quan trọng như kali, canxi, natri, magie, đồng, sắt, phốt pho, và kẽm, giúp duy trì sự cân bằng cho cơ thể.

tac-dung-khoai-mon-1

Chống oxy hóa: Các chất chống oxy hóa trong khoai môn giúp loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể, hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa tế bào.

Theo đông y, khoai môn có tác dụng “giảm căng thẳng đường ruột, tăng cơ bắp, làm mịn dạ dày”. Đối với người bị tỳ vị hư, tiêu hóa kém, khoai môn hỗ trợ kích thích nhu động ruột và cải thiện sự chuyển hóa của dạ dày, tỳ vị.

Khoai môn chứa nhiều dưỡng chất giúp cơ thể khỏe mạnh, bồi bổ tỳ vị, cải thiện lưu thông máu, làm săn chắc cơ. Đối với những người bị táo bón, khoai môn chứa chất xơ và các thành phần dinh dưỡng có khả năng kích thích nhu động ruột, giảm tình trạng táo bón do tỳ vị yếu, giảm sự chuyển động của ruột.

Những người không nên ăn khoai môn

Người có đờm: Vì khoai môn có thành phần nhiều nước và tính chất đặc biệt nên khi ăn khoai môn có thể làm cơ thể sản sinh nhiều đờm hơn.

tac-dung-khoai-mon-2

Người bị dị ứng khoai môn: Nếu bạn có tiền sử dị ứng các loại khoai khác như khoai sọ, khoai lang,… thì cần cảnh giác khi ăn khoai môn. Ngoài ra những người đang bị chàm, mề đay, hen suyễn,… cũng không nên thêm khoai môn vào chế độ ăn vì khoai môn có thể gây ngứa và kích thích triệu chứng mẩn ngứa, tấy đỏ,… khi bị dị ứng nặng hơn.

Người bệnh gout: Mặc dù tác dụng của khoai môn tốt và thành phần dinh dưỡng dồi dào nhưng người bị bệnh gout không nên ăn khoai môn vì nguy cơ gia tăng nồng độ axit uric – nguyên nhân gây bệnh gout.

Người bị tiểu đường: Bệnh này cần kiểm soát lượng carbohydrate nên nếu ăn quá nhiều khoai môn sẽ khiến đường trong máu mất kiểm soát dẫn đến biến chứng nghiêm trọng.